21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

1. Những vấn đề cơ bản của mĩ học<br />

giữa nghệ thuật và khoa học, giữa nghệ thuật và lao động vật chất đã và đang tồn tại trong<br />

những điều kiện của xã hội có giai cấp đối kháng, và được biểu hiện trong mĩ học và triết<br />

học duy tâm, mâu thuẫn ấy sẽ mất đi, như Mác và Ăngghen đã chỉ ra, cùng với sự tiêu diệt<br />

đối kháng giai cấp trong xã hội.<br />

Ở đời sống của cá nhân cộng sản chủ nghĩa, luôn “bao gồm những phạm vi rộng rãi của<br />

những hoạt động đa dạng và các dạng khác nhau của quan hệ thực tiễn đối với thế giới, cho<br />

nên, đời sống ấy sẽ vô cùng phong phú, Mác và Ăngghen viết - với một cá nhân như vậy,<br />

sự suy nghĩ cũng mang đặc điểm tổng hợp và mọi biểu hiện khác về cuộc sống của nó cũng<br />

mang tính tổng hợp như thế. Kiểu suy nghĩ đó không hề cứng nhắc trong dạng tư duy trừu<br />

tượng và cũng không cần phải có những trò ảo thuật phản ánh phức tạp khi cá nhân chuyển<br />

từ tư duy tới những sự thể hiện khác của cuộc sống. Thoạt tiên, nó là một yếu tố trong đời<br />

sống mọi mặt của cá nhân, là yếu tố thay đổi và được tái tạo lại tùy theo sự cần thiết”.<br />

Trong phần “Khái luận” của bản thảo kinh tế - triết học trình bày năm 1857 - 1858, Mác<br />

xem tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật như là các hình thức khác nhau của “sự tinh<br />

thông” của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài. Ý kiến này đồng thời cho phép<br />

Mác khẳng định được điểm thống nhất kết hợp nghệ thuật với các hình thức khác nhau của<br />

nhận thức của con người đối với hiện thực (lao động sản xuất, khoa học) và nhấn mạnh được<br />

cả nét đặc thù của sáng tạo nghệ thuật và khoa học.<br />

Theo Mác, “sự tinh thông” của con người đối với thế giới bên ngoài, có tính chất rộng rãi<br />

và đa dạng. Con người hiểu rõ thế giới bên ngoài và những bản chất khách quan của nó, để<br />

chinh phục chúng cho những mục đích của mình, không chỉ nhờ sự giúp đỡ của tư duy mà<br />

còn nhờ thực tiễn trong quá trình lao động. Mỗi quan hệ trong những quan hệ của con người<br />

xã hội đối với thế giới bên ngoài đều là hình thức của sự “tinh thông” thế giới ấy. Chính Mác<br />

khi đề cập tới điều đó cũng dừng lại ở vấn đề coi những đặc điểm của tư duy như là hình<br />

thức đặc thù, riêng biệt của sự “nhận thức” hiện thực xung quanh của con người.<br />

Mác xác định rằng tư duy khoa học, dưới góc độ lý thuyết, là kiểu tư duy bằng khái niệm,<br />

là việc xem xét và chuyển những biểu tượng thành khái niệm. Tư duy khoa học vận dụng<br />

những khái niệm và rút ra những khái niệm ấy từ thực tiễn. Kết quả mà nhà khoa học hướng<br />

tới là chuyển thực tại sang thành ngôn ngữ tư duy. Khác với nhà khoa học, tham gia vào<br />

hoạt động của người nghệ sĩ, không chỉ có tư duy và kết quả của nó được thể hiện không chỉ<br />

thành hình thức của tư duy. Sự lĩnh hội có tính nghệ thuật về thế giới được thể hiện trong<br />

hình tượng xây dựng nên bằng tưởng tượng, sáng tạo và tồn tại trong chất liệu cảm giác bên<br />

ngoài, chất liệu cảm tính trong màu sắc, âm thanh, từ ngữ.<br />

Vì vậy, sự phản ánh thế giới trong nghệ thuật hòa vào với hoạt động sáng tạo thực tế,<br />

còn tái hiện hiện thực, các yếu tố tinh thần luôn luôn hòa với yếu tố thực tiễn. Công việc tư<br />

duy của nhà kiến trúc, điêu khắc, hội họa trực tiếp hòa với công việc của đôi tay, thái độ có<br />

tính chất lý luận đối với hiện thực hài hòa với thái độ xúc cảm đối với thực tại; sự chế tác<br />

có tính chất thực tiễn theo quy luật cái đẹp hòa với chất liệu cảm tính cụ thể nào đó do loại<br />

hình nghệ thuật nào đó sử dụng.<br />

Đối với Mác, như vậy, nhận thức mang tính nghệ thuật về thế giới là một hình thức đặc<br />

biệt của nhận thức chứ hoàn toàn không phải là một hình thức “không hoàn thiện”, thứ yếu<br />

như Hêghen quan niệm. Nghệ thuật - điêu khắc, hội họa, văn học - đó là những hình thái<br />

đặc thù của nhận thức thế giới, những hình thái ấy so với các hình thái khác của nhận thức<br />

22

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!