21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

lại một lô lời lẽ chung chung tầm thường về giới thị dân mà thôi, quan niệm đó bị Ăngghen<br />

phản đối kịch liệt. “Phương pháp duy vật - Ăngghen viết, trở nên đối lập với chính mình,<br />

khi mà người ta sử dụng nó không giống như một sợi chỉ xuyên suốt trong nghiên cứu lịch<br />

sử, mà như những khuôn mẫu được chuẩn bị sẵn, và để phù hợp với nó, người ta cắt xén và<br />

chắp vá các sự kiện lịch sử”. Những kết luận của Ernxt về Ibxen và về vấn đề phụ nữ trên<br />

bán đảo Xcăngđinavơ là bằng chứng hiển nhiên cho nhận xét trên của Ăngghen.<br />

Sau khi tránh nghiên cứu lịch sử hiện thực của Nauy và hoàn cảnh xã hội của đất nước<br />

này, cái hoàn cảnh gây nên môi trường của kịch Ibxen, và các trạng thái của các nhân vật,<br />

Ernxt không đi vào con đường nghiên cứu lịch sử, mà đi vào con đường cấu trúc hóa một<br />

cách lý tưởng tuỳ tiện, không hề có điểm gì chung với phương pháp duy vật lịch sử. “Tất cả<br />

các nước Nauy và tất cả những gì diễn ra ở đó đều được ông nhồi vào một phạm trù - tầng<br />

lớp tiểu tư sản. Do đó Ăngghen đã viết: Rồi kế đến, ông lại điềm nhiên đem cái khái niệm<br />

của ông về tầng lớp tiểu tư sản Đức thay thế cho tầng lớp tiểu tư sản Nauy. Kết quả của “chủ<br />

nghĩa duy vật” của Ernxt mang tính chất thuần tuý từ ngữ, đã được tìm ra: quan niệm của<br />

ông ta về thói philixtanh như là về một phạm trù lịch sử bất biến, thể hiện “sự tầm thường<br />

vĩnh cửu”, là cái gần với chủ nghĩa vô chính phủ hơn gần với chủ nghĩa Mác.<br />

Để đánh giá đúng đắn kịch của Ibxen và để nhận thấy những tư tưởng phản động hay tiến<br />

bộ do các vở kịch thể hiện, người mác xít, đầu tiên cần phải nghiên cứu những đặc trưng của<br />

lịch sử Nauy, của tầng lớp tiểu tư sản Nauy và những điều kiện cụ thể của sự phát triển dân<br />

tộc ở đó. Bất kỳ một con đường nào khác để đi đến việc giải thích và đánh giá các hiện tượng<br />

văn học cũng đều phải hướng theo cách đánh giá của Ăngghen, phương pháp biện chứng là<br />

nằm trong toàn bộ “tính đối lập”.<br />

Trong bức thư của mình, Ăngghen đã lưu ý Ernxt rằng không hề có cái tính “philixtanh”<br />

luôn luôn bất biến, duy nhất. Sự phát triển của mỗi một dân tộc đều có những đặc trưng<br />

mang tính chất dân tộc và lịch sử của mình; “người tiểu tư sản Anh, Pháp hay bất cứ người<br />

tiểu tư sản nào khác cũng đều tuyệt nhiên không ở một trình độ với người tiểu tư sản Đức”.<br />

Trong các điều kiện lịch sử dân tộc khác nhau, cuộc sống, tâm lý, các quyền lợi của một<br />

giai cấp nào đó có thể khác nhau một cách đáng kể, bởi vậy giai cấp này có thể giữ vai trò<br />

lịch sử tạm thời trong một điều kiện tạm thời - trong điều kiện này thì nó giữ vai trò tiến<br />

bộ, còn trong điều kiện khác thì nó lại là phản động. Thí dụ rất đắt này được Ăngghen nêu<br />

ra song song giữa tầng lớp tiểu tư sản Đức và Nauy. Ở nước Đức - Ăngghen viết - tầng lớp<br />

tiểu tư sản là kết quả của một quá trình phát triển gián đoạn và bị kìm hãm, do cuộc chiến<br />

tranh Ba mươi năm và thời kỳ kế theo, cho nên tầng lớp này đã có được một tính cách tiêu<br />

biểu của nó và được thể hiện rất rõ nét: đó là tính hèn nhát, tính hạn chế, bất lực và không<br />

có chút năng lực chủ động nào”. Ở Nauy, tầng lớp tiểu nông và tiểu tư sản được coi như một<br />

giai cấp lại bắt đầu từ những điều kiện lịch sử khác hẳn.<br />

Những nhân tố lịch sử đã ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của các giai cấp này ở<br />

Nauy cũng khác. Như vậy là sự khẳng định của Ernxt về tính chất phản động của người tiểu<br />

tư sản Nauy và của lý tưởng trong kịch Ibxen là tuyệt nhiên không đáng tin cậy, cả trên quan<br />

điểm khoa học cũng như trên quan điểm xã hội - chính trị. Ở Nauy, Ăngghen viết: “Tuyệt<br />

nhiên không thể nói tới một sự cưỡng ép lùi trở lại điều kiện của một quá khứ đã hết thời vì<br />

91

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!