21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Những yếu tố được khoa học mác xít chỉ ra đã quy định quan hệ của nó cả với khuynh<br />

hướng đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng phương pháp so sánh, là khuynh hướng, ở cuối thế<br />

kỷ XIX và XX, đã phát triển đặc biệt rộng rãi trong giới nghiên cứu lịch sử văn học tư sản<br />

có ý nghĩa thực chứng hay không thực chứng. Khuynh hướng nghiên cứu đó được gọi là chủ<br />

nghĩa so sánh.<br />

Khác với các biến thể của phương pháp so sánh, chủ nghĩa so sánh đã ưu tiên hướng sự<br />

chú ý của mình vào một phương diện của quá trình lịch sử văn học, đã chú ý đến sự trao đổi<br />

chân lý giữa các nước và trên một hệ thống các quan điểm văn học thế giới. Những người<br />

theo chủ nghĩa so sánh đã tách một cách nghệ thuật mặt này của quá trình lịch sử văn học<br />

khỏi các mặt khác của nó, tách khỏi việc nghiên cứu các quy luật chung của nó, khỏi việc<br />

xem xét cá tính sáng tạo của từng nhà văn riêng biệt và sự phát triển của văn hóa dân tộc<br />

các nước này. Họ dẫn việc nghiên cứu lịch sử văn học đến việc xem xét chỉ một hệ thống<br />

thay đổi có tính chất quốc tế qua các giá trị tinh thần và tư tưởng. Những người theo chủ<br />

nghĩa so sánh thường giải thích bản chất của sự thay đổi một cách duy tâm, chuyển sự thay<br />

đổi ấy thành vấn đề các yếu tố “vay mượn”. Như ở trên đã nói, những đặc điểm giống nhau<br />

giữa các hiện tượng của cơ cấu kinh tế, của cuộc sống xã hội, của văn học, của các nước, của<br />

các dân tộc khác nhau và rất xa nhau, không phải lúc nào cũng được giải thích bằng những<br />

vấn đề “ảnh hưởng” hay “vay mượn”. Vì rằng những đặc tính của những con người phát triển<br />

lịch sử xã hội của các đất nước và các dân tộc khác nhau, trong sự phát triển của mình đã<br />

trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Bởi vậy, những đặc điểm giống nhau trong<br />

kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học của các nước khác nhau có thể nảy sinh một cách độc<br />

lập với các mối liên hệ chính trị, văn hóa, văn học giữa chúng và độc lập với sự ảnh hưởng<br />

của dân tộc này đến dân tộc khác.<br />

Từ đây không phải sẽ dẫn đến kết luận rằng Mác và Ăngghen không công nhận hay phủ<br />

định tính quan trọng của sự nghiệp nghiên cứu mối liên hệ của văn học và của tư tưởng<br />

quốc tế. Hai ông đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của những mối liên hệ này trong lịch sử văn hóa<br />

nhân loại trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”. Đồng thời cũng trong những tác phẩm thời<br />

kỳ đầu, Mác và Ăngghen bằng một phương pháp triệt để, đã giải thích quá trình tranh luận<br />

của mình với các nhà duy tâm theo phái Hêghen ở Đức những năm 40, rằng sự phát triển<br />

của các mối quan hệ tinh thần giữa các dân tộc không phải là một quá trình độc lập riêng<br />

biệt, mà là một quá trình gắn liền với sự phân công lao động, với quá trình phá huỷ của từng<br />

cơ sở kinh tế gia đình riêng lẻ và sự hình thành thị trường thế giới. Mác và Ăngghen trong<br />

những năm cuối cùng đã khẳng định quan điểm này của mình trong “Tuyên ngôn Đảng cộng<br />

sản”. Trong chủ nghĩa tư bản, các ông viết: “Những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ<br />

biến đối với nhau giữa các dân tộc, đang phát triển thay thế cho tình trạng cô lập trước kia<br />

của các địa phương và của các dân tộc vẫn tự cung tự cấp. Và sản xuất vật chất đã như thế,<br />

thì sản xuất tinh thần cũng không kém phần như thế. Những thành quả của hoạt động tinh<br />

thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất hẹp hòi và<br />

phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa, và từ những nền văn học dân tộc<br />

và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn học toàn thế giới”.<br />

Như vậy quá trình hình thành “từ nhiều nền văn học dân tộc, địa phương” “của một nền<br />

văn học thế giới ” là bộ phận của quá trình rộng lớn hơn nữa của sự hình thành “những mối<br />

liên hệ nhiều mặt và những phụ thuộc nhiều mặt của dân tộc này đối với dân tộc khác”. Quá<br />

101

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!