21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

những thời kỳ khác nhau của quá trình lịch sử, có thể lúc thì mang những nét bi và hùng,<br />

lúc thì mang những nét hài và thảm hại. Nhiều hình thái xã hội, nhiều chế độ pháp luật và<br />

chính trị, và những tư tưởng của những giai cấp thống trị trong thời đại xã hội có giai cấp,<br />

trong sức mạnh của những quy luật lịch sử tất yếu đã trải qua con đường từ “bi” đến “hài”<br />

trong quá trình tiến hóa của mình. Trong những giai đoạn lịch sử trước đó những hình thái<br />

xã hội và những chế độ xã hội này đã vượt lên trước như những lực lượng tiên tiến (và đôi<br />

khi như những lực lượng cách mạng) nhưng trong tiến trình lịch sử về sau, lại mất đi những<br />

đặc điểm tiến bộ của mình, biến thành vật chướng ngại ngăn cản sự phát triển của những<br />

xu thế lịch sử mới và những giai cấp tiến bộ trong xã hội. Vì vậy, nếu ở giai đoạn trước của<br />

lịch sử, những nét cao cả đã là đặc điểm của những hiện tượng này, thì ở những giai đoạn<br />

sau, chúng tất yếu trở thành những trò lố bịch và đáng thương. Chẳng hạn, điều đó đã xảy<br />

ra với chế độ chuyên chế thế kỷ XVII, vì đến thế kỷ XVIII nó trở thành lỗi thời và biến<br />

thành cái hài để “vui vẻ từ biệt thế giới này”. Điều đó đã xảy ra với những tư tưởng chính trị<br />

của đế chế Bônapac, với phái Núi Giacôbanh thế kỷ XVIII, bởi vì, những tư tưởng của phái<br />

này, trong những điều kiện phát triển nhanh chóng cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp<br />

vô sản, còn được những nhà cách mạng tiểu tư sản năm 1848, những nhà cách mạng đã mất<br />

đi nhiệt tình và lòng dũng cảm vốn có ở các bậc tiền bối lịch sử của mình, cố gắng bám lấy.<br />

Cái hùng tráng bề ngoài ở “mặt chính diện” của chế độ quân chủ chuyên chế thế kỷ XVII,<br />

hoặc cái cao cả của những tình cảm của phái “Núi” thế kỷ XVIII hợp với ý nghĩa của nội<br />

dung lịch sử của những hiện tượng tương tự. Ở những giai đoạn tiếp theo của lịch sử hệ tư<br />

tưởng chế độ chuyên chế, những truyền thống của các nhà khai sáng tư sản và những nhà<br />

cách mạng dân chủ Pháp thế kỷ XVIII đã bị những người kế thừa thoái hóa làm mất đi nội<br />

dung tiến bộ trước đó của mình và bởi vì giữa lớp vỏ hùng tráng bên ngoài và những ý nghĩa<br />

có thực bên trong của những truyền thống này xuất hiện những cái khập khiễng hài hước. Bởi<br />

vậy, ngay cả sự suy tàn của chúng, trong trường hợp thứ nhất, mang tính bi hùng, và trong<br />

trường hợp thứ hai, mang đặc tính thảm hại và bé nhỏ, biến từ “bi kịch” thành “trò hề ”.<br />

Trong cuốn “Lịch sử triết học” của mình, Hêghen đã gọi cái hoàn cảnh mà trong quá<br />

khứ, những kết quả của ý chí con người thường không chỉ phù hợp với lòng mong đợi của<br />

chính những nhà hoạt động lịch sử, mà còn thường gặp phải những mâu thuẫn trực diện với<br />

những mục đích và những ý định đã được tính trước, là “sự trớ trêu của lịch sử”. Như Mác<br />

và Ăngghen đã chứng minh qua nhiều ví dụ, bi kịch, cũng như hài kịch, về khía cạnh đặc<br />

tính “sự trớ trêu của lịch sử” của chúng, là thuộc tính của toàn bộ lịch sử mọi xã hội có mâu<br />

thuẫn đối kháng, có giai cấp. Ăngghen viết rằng, chỉ một số ít những nhà hoạt động lịch sử<br />

của xã hội ấy thoát khỏi cái mà Hêghen gọi là “sự trớ trêu của lịch sử”. Tuy vậy, mâu thuẫn<br />

giữa những kết quả của hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội với những dự định và mục<br />

đích tự giác, chủ quan của con người, tuyệt nhiên không phải là hậu quả của “tính gian trá”<br />

thần bí nào của tinh thần thế giới, như Hêghen đã nghĩ - cũng không phải là hậu quả của sự<br />

can thiệp của những lực lượng thần bí. Như những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ<br />

ra: mâu thuẫn này đã và đang nảy sinh một cách tất yếu ở mọi nơi chừng nào lao động của<br />

con người và những quan hệ xã hội của họ chưa thích hợp với việc kiểm soát có tính tự giác<br />

và tính tập thể. Cũng như trong những điều kiện của xã hội tư bản - hàng hóa, uy quyền của<br />

thị trường tất yếu sẽ mang lại sự điều chỉnh nghiệt ngã của nó đối với quan niệm của những<br />

người sản xuất hàng hóa riêng lẻ về giá trị những sản phẩm họ làm ra. Cũng như trong chế<br />

73

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!