21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

3. Vấn đề cái anh hùng, cái bi kịch, cái hài hước và châm biếm<br />

từ sự xuất hiện những cá tính độc lập và mạnh mẽ kiểu Gôx và Fran Phôn Xichkinghen.<br />

Như vậy, theo Hêghen, kiểu anh hùng cá nhân chỉ có thể có trong trình độ phát triển ban<br />

đầu của xã hội. Bởi thế, cái chết của những anh hùng lịch sử, theo quan điểm duy tâm của<br />

Hêghen là đáng tiếc nhưng không tránh khỏi. Cái chết tất yếu và không tránh khỏi một cách<br />

lịch sử của những người anh hùng và của tính anh hùng trong cuộc sống của nhân loại, theo<br />

Hêghen đã tạo nên những nguồn gốc căn bản của cái bi kịch trong cuộc sống và trong nghệ<br />

thuật.<br />

Theo Hêghen, nội dung chân thực bi kịch là sự miêu tả cái toàn thắng của “vĩnh cửu” của<br />

tinh thần thế giới, cái toàn thắng của tính tất yếu lý trí đối với ý chí cá nhân và những khát<br />

vọng của con người riêng biệt. Trong quá trình phát triển lịch sử của ý chí và lòng say mê<br />

của con người, tất yếu dẫn đến mâu thuẫn với những mục đích “cao nhất”, xa lạ với ý chí và<br />

lòng say mê ấy của tinh thần thế giới. Bởi vậy, không chỉ cái chết của những nhân vật riêng<br />

biệt, mà cả sự thất bại của một dân tộc hay một giai cấp trong tiến trình lịch sử là không<br />

tránh khỏi và là một đáp ứng lịch sử. Theo quan điểm của Hêghen, bi kịch thực sự cần phải<br />

được kết thúc bởi “sự hòa giải”. Trong cái chết của mình, nhân vật bi kịch cần phải nhận<br />

thấy đây không phải là cái kết thúc ngẫu nhiên hoặc là hậu quả can thiệp của một nhu cầu<br />

tất yếu mù quáng, mà đó là biểu hiện của vận động “có lý trí” của lịch sử. Trong khi đau<br />

buồn về số phận bi kịch của mình, nhân vật chính đồng thời với người xem, cần phải nhìn<br />

thấy ở đấy biểu hiện sáng suốt của “tinh thần thế giới”.<br />

Những học trò của nhà triết học Đức vĩ đại Hêghen đã phát triển học thuyết của ông về<br />

cái chết tất yếu và không thể tránh khỏi của người anh hùng trong những điều kiện của thế<br />

giới tư bản bằng những ý kiến tối phản động. Ăngghen đã đặc biệt chỉ rõ điều này năm 1848,<br />

khi phân tích bài diễn văn về vấn đề Balan của nhà thơ kiêm dịch giả Đức V. Iorđan đọc ở<br />

Hội nghị quốc tế Frăngfuốc.<br />

Diễn văn của V. Iorđan là biểu hiện rõ ràng sự bất lực về chính trị và con mắt dân tộc<br />

hẹp hòi của những nhà cộng hòa tiểu tư sản Đức năm 1848. Iorđan đã cố tình đề nghị phản<br />

đối sự giúp đỡ của nghị viện Făngfuốc đối với những chiến sĩ Ba Lan đang đấu tranh vì tự<br />

do. Ông ta chứng minh rằng việc phục hồi Ba Lan trở thành như một quốc gia dân tộc độc<br />

lập là không có khả năng lịch sử. Ngay chính nguyện vọng phục hồi đất nước này cũng bị<br />

ông ta gọi một cách khinh bỉ là “tính đa cảm bạc nhược”. Thái độ cam chịu tất yếu lịch sử,<br />

thừa nhận chính quyền Pruxi trên lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đoạt, đó là tất cả những gì mà<br />

Iorđan khẳng định với các chiến sĩ Ba Lan. V. Iorđan đã cố gắng dựa vào lý luận bi kịch của<br />

Hêghen để biện giải một cách đẹp đẽ cho lập trường dân tộc phản động của mình về vấn<br />

đề Ba Lan. “Tất cả chỉ là sự tất yếu sắt đá - mà nhân vật chính (người anh hùng) phải phụ<br />

thuộc - Iorđan khẳng định; biến số phận của nhân vật chính (người anh hùng) thành bi kịch<br />

chân chính, can thiệp vào tiến trình của số phận này, muốn mỗi phần của nhân loại (cá nhân<br />

con người) trở thành một bánh xe trơn tuột của lịch sử, hơn nữa, nếu xoay ngược nó, thì sẽ<br />

lâm vào tình trạng nguy hiểm là tự đè bẹp mình”.<br />

Như vậy, nếu những người Ba Lan không muốn mất quyền tự coi mình là “những nhân<br />

vật bi kịch” chân chính, và số phận của tổ quốc mình, là một “vở kịch vĩ đại” - V. Iorđan<br />

khẳng định - thì họ phải tự hào và im lặng khuất phục “gót sắt lịch sử”, “nhẫn nhục chịu<br />

đựng”, quên đi bất kỳ một ý nghĩa nào về cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc.<br />

Khi lên tiếng bênh vực Ba Lan và chế giễu sự trống rỗng trong bài diễn văn của V. Iorđan,<br />

68

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!