21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

1. Những vấn đề cơ bản của mĩ học<br />

nghĩa như thế không? Cảm hứng thi ca của chúng có phải là cơ sở để khẳng định và ca ngợi<br />

những nét tích cực và lý tưởng của cuộc sống xã hội xung quanh hay không? Phải chăng,<br />

chủ nghĩa tư bản không cứ ở trình độ thấp, mà hình như ở cả trình độ phát triển cao, đều<br />

thù địch với các loại hình này của sáng tác nghệ thuật và các khuynh hướng này trong nghệ<br />

thuật thi hứng chủ đạo của chúng liên quan tới sự phân tích văn xuôi tư sản đời sống, với sự<br />

vạch trần thực chất của những quan hệ xã hội tư bản và tình cảnh của người lao động trong<br />

thế giới tư bản?<br />

Trong khi phân tích sự phát triển của văn học và nghệ thuật trong những điều kiện của<br />

chủ nghĩa tư bản, V.Đnhêprốp lẫn lộn các mặt hoàn toàn khác nhau của tư tưởng mĩ học<br />

mác xít với tư tưởng của bản thân. Luận điểm của Mác về sự thù địch giữa chủ nghĩa tư bản<br />

và nghệ thuật, như Mác giải thích, là sự thể hiện tất yếu của các quy luật sản xuất tư bản,<br />

V.Đnhêprốp lẫn với các vấn đề khác, các vấn đề có tính chất đặc thù và các đặc điểm cơ bản<br />

của các mẫu cổ điển trong văn học và nghệ thuật của thời đại tư sản. Nếu như trong xã hội<br />

tư sản, tiểu thuyết, nhạc kịch, âm nhạc giao hưởng, phim và nhiều hình thức và nhiều loại<br />

nghệ thuật khác đạt đến sự nở rộ có tính chất mẫu mực ở trình độ cao, như V.Đnhêprốp<br />

biện luận, thì có nghĩa là, xã hội tư sản không hề thù địch mà ngược lại còn tạo điều kiện<br />

thuận lợi để phát triển các hình thức và các thể loại nghệ thuật này.<br />

Dễ dàng làm sáng tỏ được tính chất sai lầm của những lời biện luận của V.Đnhêprốp.<br />

Chủ nghĩa tư bản “tạo điều kiện” cho sự phát triển nền sản xuất lớn có tổ chức trong quy<br />

mô xã hội. Và nó cũng lại thù địch sâu sắc với sự phát triển sản xuất xã hội thực sự. Chủ<br />

nghĩa tư bản đã khai sinh một cách lịch sử nền dân chủ tư sản - và nó cũng thù địch với<br />

chính nền dân chủ thực sự của người lao động.<br />

Như Mác giải thích, chính điều ấy liên quan tới các vấn đề về sự phát triển nghệ thuật<br />

và văn học trong chủ nghĩa tư bản. Dưới thời đại chủ nghĩa tư bản, trong nghệ thuật và<br />

văn học, cũng như các lĩnh vực khác của văn hóa, xuất hiện nhiều hiện tượng và hình thức<br />

mới, phần nhiều trong số đó là hình thái cổ điển trong loại của mình, chúng có ý nghĩa lịch<br />

sử - thế giới, tiến bộ và vĩ đại. Điều đó, nói riêng, còn liên quan tới tiểu thuyết hiện thực<br />

cổ điển thế kỷ XIX mà Mác và Ăngghen từng đánh giá cao. Phải chăng điều đó có nghĩa là<br />

chủ nghĩa tư bản đồng thời không hề thù địch với sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực sâu<br />

sắc, chân chính trong văn học nghệ thuật, rằng nó thù địch (dùng chữ của Biêlinxki) chỉ với<br />

sự phát triển của “tư tưởng” và không thù địch với sự phát triển “thi ca hiện thực”, trong đó<br />

nhất là phải kể đến sự phát triển của tiểu thuyết hiện thực?<br />

Nếu sự khẳng định và phát triển của xã hội tư bản không dẫn đến việc cản trở sự tiến<br />

bộ trong nghệ thuật, khơi gợi những hình thức và khuynh hướng mới hướng tới cuộc sống,<br />

thúc đẩy một số các loại hình: tiểu thuyết, nhạc giao hưởng và nhạc kịch đến trình độ hoàn<br />

thiện cao, thì điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa là, các hình thức và khuynh hướng này<br />

xuất phát từ phạm vi tác động của các quy luật kinh tế chính trị tư sản, như V.Đnhêprốp<br />

tưởng. Chỉ cần nhớ tới ách áp bức và sự khinh thường mà các nghệ sĩ trung thực và tiến bộ<br />

không tránh khỏi trong chủ nghĩa tư bản, nhớ tới sự phụ thuộc của nghệ thuật thế giới tư<br />

sản vào quyền lực của thương trường và sở thích của công chúng tư sản, vào sự quảng cáo<br />

và thói chạy theo cái mới, cuối cùng, nhớ tới sự phụ thuộc tai hại của nghệ thuật của nghệ<br />

sĩ và nhà văn vào ảnh hưởng của thế giới quan cá nhân - tư sản, mà V. I. Lênin nói trong<br />

bài báo “Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng” là đủ.<br />

42

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!