21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

thường có trong thơ ca và truyện ngắn thời Phục Hưng, và cũng là “tiếng cười xuyên qua làn<br />

nước mắt” - mà đó là sự kết hợp phức tạp giữa cái hài và nỗi buồn được gợi nên bởi cảm giác<br />

mâu thuẫn giữa lý tưởng của nghệ sĩ và đời sống, điều này cũng không hiếm trong văn học<br />

hiện thực thế kỷ XIX”. Như các bức thư của Mác và Ăngghen đã chứng minh, cái hài của họ<br />

mang màu sắc tươi sáng, khoẻ khoắn và yêu đời. Cái hài của những người sáng lập nên chủ<br />

nghĩa Mác xuất phát từ tinh thần lạc quan sâu sắc, dựa vào việc nhận thức về tiến trình lịch<br />

sử của Đảng giai cấp công nhân và lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học chống các đảng tư<br />

sản và vũ khí tư tưởng của chúng. Đặc điểm khỏe khoắn và yêu đời của cái hài vốn là thuộc<br />

tính của các nhà sáng lập nên chủ nghĩa Mác. Chính Ăngghen đã nhận xét trong bức thư gửi<br />

cho I. F. Bekklô và E. Bernstane viết vào tháng 5 -6/1883, trong những ngày ngay sau khi<br />

Mác vừa mất, khi Ăngghen bắt đầu lựa chọn số tài liệu lưu trữ của Mác và đọc lại những<br />

bản viết của mình gửi cho Mác từ những năm trước khi họ cùng làm việc với nhau. “Trong<br />

những ngày cuối cùng - Ăngghen viết cho Bekklô - tôi tìm thấy bức thư từ năm 1842 đến<br />

1862, trước mắt tôi, thời gian xa xưa và những giây phút vui vẻ mà những kẻ chống đối đã<br />

đem lại cho chúng tôi vụt sống lại. Tôi thường cười đến chảy nước mắt về những câu chuyện<br />

cũ này. Kẻ thù của chúng tôi không khi nào có thể lấy đi được tính hài hước ở chúng tôi”.<br />

Còn trong bức thư gửi cho Bernstane, Ăngghen viết để trả lời cho lòng thương tiếc giả dối<br />

của nhà sử học Pruxi phản động Trâytrka về “Nỗi khốn khổ của ông Mác” mà nỗi đau trở<br />

thành “sự hy sinh” của lòng tin của mình. “Nếu như những con lừa có khả năng đọc được<br />

những bức thư giữa Mavrơ và tôi thì chúng có thể dễ dàng chết đứng ngay được. Thơ ca của<br />

Hainơ chỉ là trò chơi con trẻ so với thứ văn xuôi yêu đời, táo bạo của chúng tôi. Marvơ có<br />

thể phẫn nộ nhưng than vãn thì không bao giờ. Tôi đã cười vỡ bụng khi đọc lại những bức<br />

thư cũ”.<br />

Ăngghen đã muốn nuôi dưỡng cái cảm xúc khôi hài yêu đời và khoẻ khoắn được xây dựng<br />

trên ý thức về ưu thế lịch sử của mình và sự khinh thường kẻ đối địch, trong hàng ngũ những<br />

bạn chiến đấu trên lĩnh vực tư tưởng của mình, trong hoạt động của các nhà văn, nhà báo<br />

xã hội - dân chủ gắn liền với phong trào xã hội chủ nghĩa.<br />

<br />

Một trong những tư tưởng được ưa thích nhất của mĩ học tư sản phản động hiện đại, luôn<br />

được những kẻ xét lại hiện đại nhắc đi nhắc lại, là tư tưởng khẳng định rằng dường như chủ<br />

nghĩa hiện thực “làm nghèo đi” bản sắc của nghệ sĩ, “hạn chế” khả năng của nghệ thuật. Mĩ<br />

học duy tâm gắn sự phong phú của nghệ thuật và văn học thoạt tiên với cái chủ quan không<br />

giới hạn của nghệ sĩ, với quyền lực của anh ta về sự thực nghiệm một cách hình thức, chứ<br />

không phải với sự phong phú và sâu sắc của quan niệm về đời sống được phản ánh trong<br />

nghệ thuật.<br />

Mác và Ăngghen, ngược lại, đã chỉ ra rằng sự phong phú và đa dạng của các sắc thái mà<br />

nghệ sĩ đạt được cuối cùng đã xác định tính hiện thực của anh ta, bởi sự sâu rộng và bền<br />

vững của những mối liên hệ giữa nghệ sĩ và đời sống, bởi tính chất tiến bộ của lý tưởng<br />

xã hội của nghệ sĩ, những đặc điểm giúp cho nghệ sĩ thâm nhập vào từng ý nghĩa của các<br />

sự kiện đời sống, nắm được ở mức độ “biện chứng cách mạng” của sự phát triển xã hội cái<br />

“quyền phán xét thi ca của mình”.<br />

79

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!