21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

5. Những vấn đề phương pháp luận lịch sử văn học<br />

giảm hay phủ nhận vai trò của cá nhân nhà văn hoặc của nghệ sĩ trong sự phát triển nghệ<br />

thuật. Ngược lại, phải thừa nhận đó là cái đầu tiên tạo điều kiện để xây dựng một cách khoa<br />

học quan niệm đã được chứng minh về vai trò cá nhân và tài năng của nghệ sĩ, tạo điều kiện<br />

xác định đặc điểm cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, và những điều kiện xã hội nào, trong mức<br />

độ nào, có thể tạo nên những điều kiện để phát triển tự do. Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: Xã<br />

hội cộng sản sẽ tạo nên những điều kiện vật chất rất mới mẻ về nguyên tắc mà không thể có<br />

được trong lịch sử trước đây đối với sự phát triển ấy.<br />

4 <br />

Sau khi đã ứng dụng sáng tạo phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải thích quá<br />

trình phát triển lịch sử của văn học và nghệ thuật, Mác và Ăngghen đã dành phần lớn sự<br />

chú ý vào việc phân tích về ý nghĩa của sự kế thừa trong lĩnh vực phát triển tư tưởng, vấn<br />

đề truyền thống văn hóa và văn học.<br />

“Chính con người đã làm ra lịch sử của mình - Mác đã viết như vậy, khi nói về ý nghĩa<br />

chung của truyền thống trong lịch sử văn hóa nhân loại, con người làm ra lịch sử không phải<br />

như họ suy tưởng ra, mà trong những hoàn cảnh không phải chính con người tự lựa chọn,<br />

hoàn cảnh đó bản thân nó tự nhiên đã có”. Mỗi một thế hệ sau trong lịch sử loài người đều<br />

đứng trên vai những người đi trước, thừa kế những lực lượng sản xuất vật chất đã đạt được<br />

và những giá trị tinh thần được tích lũy của thế hệ trước. Chỉ nhờ sự kiện này, cái sự kiện<br />

là những lực lượng sản xuất mà các thế hệ trước đã đạt được, tiếp tục không biến mất ở thế<br />

hệ sau, mà thành tựu thế hệ trước còn phục vụ thế hệ sau bằng “chất xám đối với quá trình<br />

sản xuất mới”.<br />

Quá trình lịch sử của nhân loại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác cách mạng, không chỉ<br />

là quá trình thay đổi có hệ thống các hình thái xã hội khác nhau, mà là cả quá trình kế tục<br />

có tính lịch sử, là cả quá trình chuyển dần dần từ thế hệ này sang thế hệ khác lực lượng sản<br />

xuất và truyền thống văn hóa lịch sử. Mỗi một thế hệ tiếp theo đều nâng cao thêm những<br />

lực lượng sản xuất và truyền thống này bằng “những cái hiện có”. Những lực lượng sản xuất<br />

và những truyền thống ấy đóng góp cho mỗi thế hệ sau ở vị trí khởi đầu của quá trình phát<br />

triển tiếp tục văn hóa vật chất và tinh thần.<br />

Đồng thời, như Mác và Ăngghen đã giải thích, vai trò của truyền thống và mối quan hệ<br />

đối với nó trong những hình thái kinh tế xã hội khác nhau không phải giống nhau. Trong<br />

những thời đại mà phương thức sản xuất và hình thức của quan hệ sản xuất phù hợp với nó<br />

dựa trên “trạng thái hòa hoãn và không phát triển”, như trong thời cổ đại hay thời trung cổ,<br />

truyền thống đã giữ “vai trò ưu thế” trong sự phát triển kinh tế và văn hóa (“Tư bản” III,<br />

806). Trong chủ nghĩa tư bản, khi trạng thái cách mạng thường xuyên trong sản xuất vật<br />

chất và trong cuộc sống xã hội hoàn toàn trở thành điều kiện cho sự tồn tại của xã hội, thì<br />

quan hệ đối với truyền thống không chỉ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, mà cả ở trong<br />

lĩnh vực văn hóa tinh thần cũng có sự thay đổi cơ bản. Sự phát triển của văn hóa tư sản và<br />

của các hình thức tồn tại cá tính vốn có của nó đã dẫn theo sự giảm sút ý nghĩa của những<br />

hình thái bền vững trước đây của những truyền thống văn hóa và tư tưởng, làm tăng cường<br />

sự thay đổi ráo riết của các trường phái và các khuynh hướng, và trở thành đặc tính của xã<br />

hội tư sản.<br />

96

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!