21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

1. Những vấn đề cơ bản của mĩ học<br />

nhất định không chỉ phụ thuộc vào bản chất của những mối quan hệ trong thời đại ấy, mà<br />

còn phụ thuộc vào phạm vi rộng rãi của khả năng nở rộ của sáng tạo nghệ thuật mà thời đại<br />

ấy cho phép. Tính chất hòa hợp hay đối kháng của các mối quan hệ, mức độ cao hay thấp<br />

của sự phát triển những mâu thuẫn về kinh tế và giai cấp, tính chất của những mâu thuẫn<br />

ấy, những khả năng lịch sử tồn tại trong hệ thống những quan hệ xã hội nào đó đối với việc<br />

phát triển cá nhân con người, theo quan điểm của quần chúng lao động và những điều kiện<br />

kinh tế - xã hội của đời sống của họ trong một hệ thống sản xuất nhất định - tất cả những<br />

điều kiện ấy của đời sống xã hội cũng có một ý nghĩa quyết định đối với nghệ thuật, xác<br />

định tính chất và khuynh hướng phát triển nghệ thuật trong một thời đại nhất định. Đó là<br />

lý do tại sao mà trong cả phần “Khái luận” cho “Những bản thảo kinh tế 1857 - 1858”, Mác<br />

đã nhấn mạnh rằng sự nở rộ của nghệ thuật và sự phát triển cơ sở vật chất xã hội “tuyệt<br />

nhiên không nằm trong mối tương quan với nhau”.<br />

Một hệ thống quan hệ như thế nào đó, dù đã tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển, làm<br />

cho sự sáng tạo nghệ thuật thời đại ấy có thể được phát triển theo phương hướng nào đó,<br />

những hình thức và thể loại nào đó được đưa lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực văn học nghệ<br />

thuật của một thời kỳ, tất cả điều đó được quyết định không chỉ bởi trình độ phát triển sản<br />

xuất vật chất trong một thời đại nhất định, mà trước hết chúng vẫn phụ thuộc vào đặc điểm<br />

cụ thể của các mối quan hệ xã hội vốn có - quan hệ giai cấp hay phi giai cấp, đối kháng hay<br />

không đối kháng, hữu nghị hay thù địch với người lao động.<br />

Trong “Lý luận về giá trị thặng dư”, Mác phê bình những quan điểm của nhà kinh tế học<br />

đầu thế kỷ XIX A. Storkhơ. Ông ta cho rằng, mối quan hệ giữa trình độ phát triển sản xuất<br />

vật chất và tinh thần suốt toàn bộ lịch sử từ xưa tới nay (trong mọi thời kỳ) đều không thay<br />

đổi. Để nghiên cứu mối quan hệ thực tế giữa sự phát triển vật chất và phát triển văn hóa,<br />

Mác viết, cần xem xét nền sản xuất vật chất không phải như là “một phạm trù rất chung,<br />

tổng quát” mà phải nghiên cứu những hình thái lịch sử cụ thể của nó. “Dạng sản xuất tinh<br />

thần phù hợp với phương thức sản xuất tư bản là khác so với dạng sản xuất tinh thần phù<br />

hợp với phương thức sản xuất nô lệ, thời trung cổ hay phong kiến”. Nếu không nắm được<br />

trong bản thân nền sản xuất vật chất một hình thái lịch sử đặc thù thì không thể hiểu được<br />

những đặc điểm đặc biệt của sự sản xuất tinh thần phù hợp với nó.<br />

Các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII cho rằng quá trình phát triển lịch sử loài người là một<br />

quá trình cứng nhắc, không liên tục của “lý tính”. Đối lập với quan điểm đó, Mác và Ăngghen<br />

đã giải thích rằng mặc dù sự phát triển lịch sử của loài người trong quá khứ đã được hoàn<br />

thiện theo hướng đi lên và có tính chất tiến bộ, thì trong những phạm vi lịch sử của xã hội<br />

có giai cấp đối kháng “khái niệm tiến bộ chỉ là tương đối”. Bởi vì, cùng với sự phát triển của<br />

sản xuất và mức độ phát triển văn hóa trong xã hội ấy, ách áp bức giai cấp, sự bóc lột nhân<br />

dân lao động về tinh thần và vật chất cũng ngày càng tăng.<br />

Như những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chứng minh, tính chất đối kháng và sự phát<br />

triển không đều trong xã hội có giai cấp là kết quả tất yếu của “tính chất đối kháng của sự<br />

tiến bộ có tính chất thực tiễn” vốn có của toàn bộ lịch sử giai đoạn trước. Sự thiếu cân đối<br />

giữa phát triển nghệ thuật và phát triển xã hội nói chung trong xã hội đó là hậu quả tất yếu<br />

từ khi xuất hiện các giai cấp.<br />

Khi nói về toàn bộ lịch sử của xã hội có giai cấp đối kháng ngày trước, Ăngghen viết:<br />

“Lịch sử tàn khốc nhất kéo bánh xe chiến thắng của mình qua hàng đống xác chết không chỉ<br />

28

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!