21.06.2013 Views

Untitled

Untitled

Untitled

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

nguyên nhân đó không phải do chỗ yếu trong thế giới quan của Háccơnet mà do không hiểu<br />

sâu sắc về các nguyên tắc của nghệ thuật hiện thực. Như đã nhận xét ở trên, Háccơnetxơ đã<br />

ghi dưới đầu đề cuốn sách của mình là: “Một câu chuyện hiện thực”. Song chủ nghĩa hiện thực<br />

trong cách hiểu của Háccơnetxơ cũng như trong cách hiểu của nhiều người cùng thời với bà,<br />

mà quan điểm đối với chủ nghĩa hiện thực đã được hình thành dưới ảnh hưởng của những<br />

tuyên ngôn thẩm mĩ của Dôla và những người đi theo ông, có nội dung là, theo Ăngghen, sự<br />

“chân thực của các chi tiết”, tức là dựng lại đời sống sinh hoạt, các hoàn cảnh và nói chung<br />

các mặt bên ngoài của đời sống một cách đáng tin cậy như một thiên thời sự vậy. Cách hiểu<br />

hẹp hòi này về chủ nghĩa hiện thực, xem chủ nghĩa hiện thực như là “sự chân thực của các<br />

chi tiết” và hoàn cảnh bên ngoài, đã bị Ăngghen phê phán trong bức thư của mình. Ăngghen<br />

viết: “Theo tôi, ngoài chi tiết chân thực, chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân<br />

thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”. Khi nhận xét “các tính<br />

cách trong truyện của Háccơnetxơ là “khá điển hình trong những giới hạn ở đó những tính<br />

cách ấy hành động”, Ăngghen cho rằng những giới hạn này là quá hẹp bởi vì bà không biết<br />

vẽ nên trong tác phẩm của mình những hoàn cảnh điển hình của đời sống xã hội đang bao<br />

quanh nhân vật và bắt họ hành động.<br />

Việc Ăngghen chỉ ra tầm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực là phải diễn tả những tính<br />

cách và hoàn cảnh xã hội điển hình có ý nghĩa lớn lao đối với chủ nghĩa hiện thực. Đồng<br />

thời, cần nhấn mạnh rằng, khi nói về hoàn cảnh điển hình, Ăngghen không chỉ muốn nói về<br />

sự tổng hợp của nhiều hoàn cảnh khác nhau đang tác động đến cuộc đời của nhân vật, mà<br />

trước hết nói về những hoàn cảnh lịch sử cơ bản đang tác động quyết định đến toàn bộ cuộc<br />

sống xã hội và quyết định việc hình thành tính cách mỗi con người, cụ thể là nói về những<br />

điều kiện vật chất do đời sống xã hội tạo nên, không phụ thuộc vào ý chí và nhận thức của<br />

con người.<br />

Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Nhưng con người sáng tạo ra lịch sử của mình<br />

dưới tác động của những hoàn cảnh khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của mình, bởi vì<br />

mục đích và nội dung của những hoạt động của con người lại phụ thuộc vào cuộc đấu tranh<br />

giai cấp do điều kiện của cuộc sống xã hội quy định. Ăngghen nói rằng bằng ngôn ngữ mĩ<br />

học khi đưa ra ý kiến về sự phụ thuộc của những tính cách điển hình vào hoàn cảnh điển<br />

hình, bắt họ phải hành động: luận điểm chung của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, mọi<br />

người làm ra lịch sử của mình không phải trong những hoàn cảnh mà họ có thể lựa chọn<br />

được, mà những hoàn cảnh này là được xác định bởi điều kiện vật chất xã hội, bởi bước tiến<br />

triển của cuộc đấu tranh giai cấp. Việc thể hiện hiện thực cuộc sống là không thể làm được,<br />

nếu như người nghệ sĩ không hiểu được sâu sắc những hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã tác động<br />

đến tâm lý và hành vi của nhân vật. Khi tách rời tính cách và hoàn cảnh, việc nhà văn không<br />

hiểu mối liên hệ giữa tâm lý nhân vật của mình với những điều kiện khách quan xung quanh<br />

đã quyết định sự hình thành tâm lý đó, sẽ không cho phép họ diễn tả đúng đắn những tính<br />

cách này ngoài một phạm vi nhỏ hẹp của những quan hệ cá nhân ít hay nhiều tách biệt, và<br />

không cho phép họ diễn tả được đúng đắn vai trò lịch sử của các giai cấp khác nhau trong<br />

đời sống xã hội.<br />

Không chỉ nhiều nhà văn hiện thực thế kỷ XIX mà cả những nhà khai sáng thế kỷ XVIII<br />

cũng đã cho rằng: “tính cách” con người hình thành dưới ảnh hưởng của “hoàn cảnh”. Cuộc<br />

57

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!