30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

1. Phần phá, nghĩa là mở bài cách xa gần ngụ ý mình sẽ nói trong phần giữa. Phần<br />

nầy làm vắn và làm đặng hai cách: a. Minh phá là nói cách rõ ràng đơn sơ theo ý đề.<br />

b. Ám phá là nói cách văn hoa cao ký bóng dáng.<br />

2.Phần trạng, nghĩa là phần nói rõ việc chính điều hoặc khen hoặc chê tùy nghi. Phần<br />

nầy phải làm cho minh bạch từng điều, có sánh ví với tích kia truyện nọ, thêm văn<br />

hoa tỉa vẽ, thì mới hay; song phải cứ điều thật, chơ ham hoa mà mị.<br />

3.Phần kết là tóm lại ý bài, hoặc nguyện xin cám đội, hoặc răn bảo khuyên lơn, v.v.<br />

tùy theo bài mà kết cho tự nhiên. Phần nầy chớ làm dài quá, lại phải nói theo ý bài mà<br />

tomscho gọn, trước thì khỉ sự kết chung, sau thì cứ thúc lại mà kết dần dần cho đến<br />

hoàn kết là kết cho trọn.<br />

Vậy cho đặng thành một bài phú, thì đặt cũng khá dài, cách như văn tế. Ấy là chính<br />

bài phú thật, còn chí như đặt một đôi câu lẻ thẻ, tuy có kẻ kêu bằng câu phú, song thật<br />

là câu đối mà thôi, không phải là phú như ta nói đây.<br />

77. H. Làm bài phú phải giữ câu giữ vế thể nào?<br />

T. Làm bài phú phải giữ câu giữ vế như văn tế, là các câu phải đối đáp nhau cho hạp<br />

vận trắc bình, cho hiệp hòa ý nghĩa. Còn mỗi vế thì đặt hai câu liên đối, hay là bốn<br />

câu cách đối, lại giặm thêm sáu câu cách đối vào một đôi vế cũng đặng. Song hãy<br />

nhớ như đã nói trong văn tế; phải xen lộn câu dài câu vắn và tráo trở liên đối cách đối<br />

cho có điệu dễ nghe. Lại khi mở khỉ sự một phần, thì quên đặt hai câu liên đối, chưa<br />

thấy họ đặt cách đối.<br />

NOTA. Trong văn tế có mấy tiếng Mão. Hỡi ôi! Nhớ cha xưa, ôi!, v.v. thì trong bài<br />

phú cũng nên đặt tiếng mãi khi hết một phần, hay là khỉ sự một phần khác, song phải<br />

lựa vắn tắt vài ba tiếng cho gọn, như: số là, vui thay, tiếc thay, gẫm mà coi, kìa hãy<br />

xem, v.v. cùng các cách khác như vậy.<br />

78.H. Bài phú chia ra mấy thứ?<br />

T. Chia ra 3 thứ: 1 là phú vô vận; 2 là phú nhứt văn; 3 là phú tạp vận.<br />

1. Phú vô vận là phú đặt có câu đối đáp; song cuối mỗi vế không buộc phải đặt vận<br />

nào.<br />

2. Phú nhứt vận là phú đặt cuối mỗi vế đều hòa với nhau một vận từ đầu đến cuối<br />

hoặc trắc hoặc bình như văn tế vậy.<br />

3. Phú tạp vận là phú đặt có xen lộn nhiều vận, vận nầy đôi ba vế đoạn qua vận khác.<br />

Vậy nay nói riêng về mỗi thứ cho rõ.<br />

ĐIỀU THỨ I<br />

DẠY CÁCH ĐẶT PHÚ VÔ VẬN<br />

79. H. Phú vô vận phải đặt làm sao?<br />

T. Phú nầy khỉ sự đặt hai caai liên đối, câu bình trước hay là câu trắc trước thì mặc ý.<br />

Đoạn thì kế tiếp các câu khác muốn liên đối cách thể nào cũng mặc ý; song phải có ý:<br />

hễ vế trước hết đã kết một tiếng trắc, thì câu tiếp theo cũng phải đặt tiếng cuối trắc,<br />

rồi câu thứ bốn phải đặt tiếng bình ở cuối, thể nào cho từ câu thứ hai sấp lên, có hai

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!