30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

I. Chữ Sĩ. Trong sách có câu rằng: suy thập hiệp nhứt, suy nhứt hiệp thập vi sĩ: biết<br />

đem mười hiệp với một, đem một hiệp với mười thì ấy là sĩ. Mà chữ sĩ thì chẳng<br />

những có nghĩa là người bác học, kẻ làm quan, mà lại còn có nghĩa là lính anh hùng<br />

người can đảm. Như có câu sách rằng: tam quân chi sĩ ấy là lính giỏi ở giữa ba quân:<br />

hồ hải chi sĩ ấy là người gan vượt qua bốn biển. Chữ sĩ có khi còn chỉ nghĩa là chồng<br />

như có câu thơ trong <strong>thi</strong> Trịnh Phong rằng: Nữ viết kê minh, sĩ viết muội đán: vợ<br />

rằng gà fays, chồng rằng rạng đông. Luận về nghĩa nào thì chữ sĩ cũng đều có nghĩa<br />

tốt, hãy đều chỉ kẻ anh tài, người lễ nghĩa, chỉ người cương vế hẳn hoi, mối diềng<br />

chính đính, vậy người thể ấy thì mới lo cho tường biểu lý tinh thô, học cho thấu toàn<br />

thể đại dụng. Hai chữ Thập nhứt thành chữ sĩ thì có ý chỉ điều ấy, vì một số và số<br />

mười thì chỉ sổ trọn, kẻ biết một biết mười ấy là người cụ thể; mà kẻ nói không ra<br />

điều, học không thành chuyện thì <strong>thi</strong>ên hạ quen chê rằng: biết một mà không biết<br />

mười ấy nghĩa là không thành chữ sĩ. Bởi đó ông Khổng Tử khen người Hồi là người<br />

biết chuyện, thì rằng: văn nhứt dĩ tri thập nghe một thì lấy đó mà học đến mười, cho<br />

nên biết một biết mười ấy là người cụ thểm ấy là kẻ văn minh, ấy là tên học sĩ.<br />

Học từ một thạo đến mười,<br />

Ấy là chữ sĩ xứng người văn minh.<br />

II. Chữ Thổ. Có câu luận chữ thổ rằng: Địa chi sinh vạn vật giả dã: viết chữ thổ như<br />

vậy thì chỉ nghĩa đấng tạo hóa hai khí âm dương tương hóa mà sinh nên nhiều vật<br />

trên bầu thế giái, như lời kinh thánh rằng: Hỡi đất hãy sinh n ên thảo mộc thanh ba,<br />

giống nào theo giống nấy, loài nào theo loài nấy (Gen 1, 11). Nơi khác lại rằng: đất<br />

hãy sinh ra cho có loài sinh giác, tẩu thủ, côn trùng… (IBid.24) ấy là địa chi sinh vật<br />

bởi đó cổ nhơn lập ra chữ thổ thì làm hai ngang một sổ nối nhau, thì có ý chỉ âm<br />

dương nhị khí tương hòa mà trổ sinh thanh ba đẳng vật; như lời sách Trung Dung<br />

rằng: trí trung hòa <strong>thi</strong>ên địa vị yên, vạn vật dục yên: hễ có điều hòa thì trong trời đất<br />

được an bài, muôn vật được sinh sản. Ý tứ chữ thổ thì như vậy. Gẫm đó nên khen ý<br />

tứ người cổ nhơn đã bày ra chữ thổ, mà càng phải khen ngợi đấng đã truyền cho đất<br />

đai sinh nên sản vật, sách trung dung lại rằng: nhứt thoát thổ chi da, cập kỳ quảng<br />

hậu, tải Hoa nhạc nhi bất trọng, chấn hải hà nhi bất tiết, vạn vật tải yên. Gẫm coi một<br />

nắm đất, tưởng chẳng đáng cho bao lăm, mà nghĩ đến cả bầu dày rộng, thì kìa coi: nó<br />

chở cả núi hoa nhạc mà không biết nặng; chứa cả hải hà mà chẳng ngập tràn, lại<br />

muôn vật khác còn chở đó nữa; vật thì nằm dọc như cái ngang, loài thì đứng lên như<br />

cái sổ, chất đầy trên mặt đất, mà đất chẳng nao, vì có tay quyền tạo hóa nâng đỡ, mà<br />

bầu đất rộng <strong>thi</strong>nh <strong>thi</strong>nh, nhờ quyền tạo hóa chứa sinh muôn loài: ấy đã rõ ràng nơi<br />

hình chữ Thổ.<br />

BÀI THỨ III<br />

Luật về chữ cát<br />

và chữ chí<br />

Quí thay cái miệng học trò,<br />

Biết đo trường đoản biết dò thịp hi.<br />

Khen lòng quân tử tao trì,<br />

Lâm tai chẳng biến, gặp nguy không dời.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!