30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Lời bảo. Về thứ bài nầy những kẻ có p hận sự giảng giải, thì phải học luật phép cho<br />

tường để dọn bài vở cho thông minh lý sự, lại biết cách bộ nói phô cho vừa cung<br />

xứng điệu. Ấy là những điều có dạy trong sách Rhétorique. Ai có việc thì hãy học đó<br />

cho thông, để lên tòa cho xứng vị. Còn các người khác tuy dầu phải học văn bài; song<br />

thứ bài này chẳng cần chi mấy; vậy nay luôn tiện chỉ nói sơ lược ít điều mà thôi.<br />

71. H. Bài giảng là đí gì?<br />

T. Bài giảng như các thầy trong đạo quen làm, là bài cao rao diễn giải thánh ý Đức<br />

Chúa Giời để cho người ta biết đàng làm tôi Chúa hầu ngày sau đặng hưởng phước<br />

đời đời.<br />

Còn chí như bài giảng bài hiểu thị quan tư có làm đôi khi trước mặt dân, thì chẳng<br />

qua là một thứ bài luận nói cho khéo để tỏ cho dân sự biết ý quan trên và giục lòng nó<br />

tuân noi theo ý minh khuyên giáo.<br />

72. H. Bài giảng có mấy phần?<br />

T. Cho thành mộ bài giảng trọng thể, thì có 6 phần, là: mở, bày, chia, giải, cãi, kết.<br />

1. Mở (Exorde) ấy là phần giao đầu có ý dọn lòng kẻ nghe, để cho đặng vui tai sẵn dạ<br />

mà chịu lấy mọi lời mình giảng; cho nên phần nầy phải làm cho khéo để bắt lòng bắt<br />

trí người ta lại, kẻo mở đầu lôi thôi, thì cả bài không ai thèm nghe nữa. Phần mở đầu<br />

làm cách đơn sơ cách cao cả mặc lòng cũng phải làm thể nào cho người ta hiểu mình<br />

sẽ nói chi.<br />

2. Bày (Proposition) ấy là phần tỏ bày cái điều mình sẽ giải trong bài. Phần nầy phải<br />

làm cách đơn sơ vắn tắt ró ràng; nếu mượn một câu sách nào làm phần nầy thì lựa câu<br />

cho ăn hạp với điều mình có ý giảng.<br />

Lời bào. Có đôi khi kẻ giảng trốn phần nầy vì hoặc là bài đơn sơ, hoặc là bái khó<br />

nghe, nên kẻ giảng có ý giấu mà đưa kẻ nghe đến lần lần cái điều nó không muốn<br />

nghe.<br />

3. Chia (division) khi đã bày tỏ bài ra rồi; thì chia bài ấy ra từng phần, hoặc hai hoặc<br />

ba phần cái, để nói cho có lớp lang thứ tự. Phần nầy cần lắm: cần cho kẻ giảng đặng<br />

noi theo mà nhớ mỗi khúc trong bài; cần cho kẻ nghe, vì có chia như vậy mà nói thì<br />

kẻ nghe mới dễ theo từng điều.<br />

4. Giải (confirmation) ấy là phần chính trong bài. Vậy trong phần nầy phải giải cho<br />

thông minh lý sự điều mình đã bày tỏ ra trong phần thứ 2. Phải tìm lẽ, tìm lý nội<br />

ngoại, như cách thức đã dạy trong đoạn thứ nhứt, điều thứ V, mà làm cho người ta<br />

phục lẽ: lại phải dùng kiểu nói cho xứng bài và nói cho liên tiếp phần nầy qua phần<br />

nọ, như một xà tích. Cho đặng làm cho bài giảng ra tươi tắn, thì trong phần nầy có<br />

khi nhặm bài diễn hoạch; lại cho đặng thêm chứng thì có khi cũng pha bài thuật<br />

truyện.<br />

5. Cãi (réfutation) Trong phần nầy phải làm 3 điều: a. Dón lại những lẽ đã nói trong<br />

phần thân bài cách vắn tắt, mạnh mẽ và khéo léo, đừng nói dai kẻo xem ra như dọn<br />

đồ cũng lại.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!