30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Bằng nó chẳng thêm nghĩa gì cho mạnh, thì chớ dùng một khi với nhau, hểu lắm như:<br />

quân nghịch đã bị trận và thua, thì đạo thoát và trốn đi mất. Nói như vậy thì hểu lắm,<br />

vì bị trận và thua nõ thêm nghĩa chi mạnh đào thoát và trốn cũng vậy.<br />

98. H. Nói cho trúng Mẹo là làm sao?<br />

T. Nghĩa là phải nói cho xuôi mẹo thổ âm, nói nho thì phải trúng theo mẹo nho,<br />

Annam thì trúng theo mẹo Annam: như nước <strong>thi</strong>ên đàng thì nói Thiên quấc chớ nói<br />

quấc <strong>thi</strong>ên, trên ngựa thì mã thượng chớ nói thượng mã, vì thượng mã nghĩa là lên<br />

ngựa (Hãy xem Hán tự qui giản). Tiếng Annam cũng có mẹo nói sai một chút đủ mà<br />

sai nghĩa, như hai câu: anh về khi nào anh về thì khác nhai, vì câu trước thì chỉ hỏi<br />

việc đã rồi, và câu sau thì hỏi về việc sau. Ví dụ hai câu ấy, nhiều câu khác cũng vậy.<br />

Bởi đó kẻ làm sách vở văn bài, thì tiên vàn phải lo thạo tiếng thông mẹo.<br />

ĐIỀU THỨ II.<br />

PHẢI LẬP CÂU RÕ RÀNG HỮU Ý.<br />

9. H. Lập câu cho rõ ràng hữu ý là làm sao?<br />

T. Nghĩa là chớ dùng tiếng hoặc sắp câu cách nào mà hiểu được hai ý. Như câu đố<br />

rằng: nhà nào không cột? Giải rằng: nhà ngõi, vì nhà ngói thì đóng đinh mà thôi,<br />

không lấy mây lấy lạt mà cột. Ấy tiếng cột đó lắt léo, hiểu đặng hai ý. Câu khác:<br />

“Đức Chúa Giêsu bảo cho các thánh tông đồ biết trước những sự khốn mình sẽ chịu”<br />

tiếng mình đó không rõ chỉ về ai. Câu nầy cũng chưa rõ. Vậy lấy câu phải lo cho khỏi<br />

mấy điều lu lạm thể ấy, trừ ra khi có ý đặt ám hiểu như vậy mà chơi.<br />

10. H. Đặt một câu cho hữu ý là làm sao?<br />

T. Nghĩa là mỗi tiếng mỗi câu phải thêm một ý một nghĩa mới,chớ nói bông lông<br />

nhiều lời mà không mấy chuyện, như một chút sữa mà thêm nước vào thì lạt lẽo<br />

chẳng có ý vị nào.song kẻ biết nói văn hoa, biết khoa ngôn ngữ dầu lặp lại cũng một<br />

ý, mà nói cách khác thì cũng dễ nghe lại thêm mạnh ý. Như câu nầy: cuộc đời chóng<br />

xế, sự thế mau tan, tham chi một nắm tro tàn, thèm chi của hèn rơm rác? Câu ấy<br />

nhiều lời mà cũng chỉ một ý là của đời mau qua như bóng và hèn hạ như rác, nên chớ<br />

tham làm chi.<br />

11. H. Mỗi câu phải đặt chừng nào?<br />

T. Mỗi câu phải đặt cho vừa, chớ dài quá, cũng đừng vắn quá, hễ đã khá dài và trọn ý<br />

rồi thì lo chấm câu, dầu chưa trọn ý chung, song đã trọn nghĩa riêng một câu thì lo<br />

chấm phết. Hãy có ý xem các sách hay mà bắt chước.<br />

ĐIỀU THỨ III<br />

PHẢI SẮP XẾP CÁC TIẾNG CHO HAY<br />

12. H. Phải sắp xếp thể nào cho hay?<br />

T. Trước hết phải biết phân biệt tiếng nào là bình, tiếng nào là trắc, rồi thì mời biết<br />

lựa tiếng mà sắp nghe cho êm tai. Vậy phải biết tiếng nào không dấu hay là dẫu<br />

huyền thì là tiếng bình, còn các tiếng có dấu khác thì là trắc hết.<br />

Ví dụ: Anh em vào nhà là tiếng bình<br />

Bác cậu mở cữa là tiếng trắc.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!