30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

BÀI THỨ VIII<br />

Luận về chữ ngôn<br />

Nói ra khôn nỗi rút lời.<br />

Hãy suy cho chín đoạn thời nói ra.<br />

Có kẻ tưởng rằng: chữ ngôn nguyên bởi chữ tâm và chữ khẩu mà ra; song vì chữ tâm<br />

đặt trên chữ khẩu thì khó ngó, nên lệ tự đã cải ra hình thể ấy cho dễ coi. Dầu vậy còn<br />

giữ đủ bốn nét như chữ tâm. Vậy theo như nghĩa nầy, thì ngôn nghĩa là cái ý trong<br />

lòng bày ra nơi lỗ miệng. Bày ra nơi miệng nghĩa là gì? Thế ai cũng hiểu nghĩa là nói:<br />

bởi đó nên chữ ngôn có nghĩa là nói. Có kẻ nhìn coi nét chữ triện là chính cổ tư, thì<br />

nói chữ ngôn tác thành bởi chữ lập và chữ khẩu, vì mở miệng ra mà nói, thì phải lo<br />

sửa lời nói cho đứng đắn. Sau hết có kẻ nhìn nét chữ triện cho rõ hơn nữa, thì nói<br />

không phải chữ lập, song là chữ can hiệp với chữ khẩu mà làm chữ ngôn. Can nghĩa<br />

là liên can, thông đồng, vì lời nói vốn là liên can thông đồng với lỗ miệng. Lại chữ<br />

can cũng có nghĩa là tránh cứ (responsabilité), vì nói ra dẫu trúng dẫu không cũng<br />

trách cứ lỗ miệng, ấy là can khẩu.<br />

Kẻ nào biết chữ triện, nhìn nét chữ lại cho kỹ,thì tưởng kẻ nói là can khẩu thì nhằm<br />

hơn. Bằng so sánh với các chữ triện khác có lập đứng trên, như chữ âm, chữ ý, chữ<br />

đồng, v.v. thì thấy trên đầu các chữ ấy cũng như trên đầu chữ ngôn, cho nên nói chữ<br />

ngôn tác thành bởi chữ lập và chữ khẩu cũng nhằm.<br />

Xét theo bộ nà thì hạp ý chữ ngôn;vì miệng nói ra cũng bởi lòng mà nói; miệng nói ra<br />

phải suy đi nghĩ lại trước cho đứng đắn; vì miệng nói ra, thì tứ mã nam trung, lôi lại<br />

khôn kịp, dầu trúng sai cũng phải cam chịu vậy. Nay cứ lệ mà bàn ý chữ ngôn, thì ta<br />

nên nói rằng: hễ toan mở miệng nói ra, phải suy phải xét được ba bốn lần. Bởi đó khi<br />

viết chữ ngôn, đừng gấp viết chữ khẩu, phải chấm một chấm, rồi ngang một ngang,<br />

ngang một ngang nữa chưa đủ, còn ngang thêm một ngang nữa, ấy là ba ngang rồi<br />

mới viết chữ khẩu, nghĩa là trước khi mở miệng thì phải suy đi xét lại ba bốn lần cho<br />

ngay ngắn, đoạn mới nên mở miệng nói ra.<br />

Bởi đó sách có lời khen người đời xưa rằng: cổ giả ngôn chi bất xuất: kẻ đời xưa khi<br />

nói chẳng dám ra lời, vì nói ra thì sợ sai lời nói, hay là e mình giữ không trọn đặng<br />

như lời mình nói: sĩ cung cho bất đại dã. Vì vậy quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư<br />

hành: người khôn ngoan thà ít ỏi trong lời nói, mà ân cần trong nết ở; siêng sắn việc<br />

làm, mà e dè lời nói. Mẫn ư sự, nhi thận ư ngôn: thà chẳng nói ra, chẳng thà nói ra mà<br />

không trúng; không nói ra, thì người ta không biết mình thông dốt, mà nói ra một lời<br />

cung đủ cho người ta đoán mình là người hay dở, như lời thầy Tử Cống dạy rằng:<br />

người quân tử một lời nói cũng đủ rõ là người tri thức, cho nên không lẽ mà không e<br />

dè lời nói.<br />

Vậy người khôn ngoan thì chẳng hề mở miệng nói thàm, chẳng bạ gì nói nấy. Quân<br />

tử ư kỳ ngôn vô sở cẩu. Xét lúc, xét người, xét chuyện mà nói; lúc đáng nói thì chẳng<br />

làm <strong>thi</strong>nh, lúc phải làm <strong>thi</strong>nh thì không dám nói; miệng toan nói thì lòng phải xét thị<br />

pi, chớ khá mở lời khi chưa suy đắc thất. Thầy Phu Tử ra nơi chỗ hương đẳng, thì<br />

ngó bộ e dè tợ như không biết nói, vì thà ít nói chẳng thà nói quá mà sai; vì hay ăn thì<br />

đói, hay nói thì sai, là lời ngạn ngữ xưa nay còn dặn; lại lỡ chơn còn gượng đặng, lỡ<br />

miệng gượng không đặng, cũng là lời khuyên ta chớ sa lời nói.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!