30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

T. Cũng phải làm như truyện thật; song phải bày chuyện cho hay cho có ý vị mới<br />

được và chủ ý dạy một điều gì về phong hóa; bằng không thì ra lạt lẽo vô duyên.<br />

Muốn xem gương bài thuật truyện thì hãy xem các sách sử, sách hạnh, sách phong<br />

hóa điều hành, sách truyện đời xưa, sách de la Fontaine, sách Fable de Phèdre, v.v.<br />

III. VỀ CÁCH LÀM BÀI DIỄN HOẠCH.<br />

69. H. Bài diễn hoạch là chi, có mấy thứ?<br />

T. Bài diễn hoạch (Description) là bài bày giải hình thể sự gì ra trước mặt như bức<br />

tranh xem trong trí.<br />

Vậy có bốn thứ bài diễn hoạch:<br />

1. Diễn hoạch phong cảnh địa cuộc một nơi nào, hoặc nhà cửa, lầu đài, v.v. Tiếng<br />

Langsa gọi là Topographie.<br />

2. Diễn hoạch về dung nhan một người nào hay là một loài nào, tiếng Langsa gọi là<br />

Tropographie.<br />

3. Diệc hoạch về thói nết hoặc tốt hoặc xấu một người nào, dân nào, tiếng Langsa gọi<br />

là Éthopée (Éthologie, éthographie).<br />

4. Diễn hoạch về trí tuệ tài năng một người nào trong việc bài vở văn chương, tiếng<br />

Langsa gọi là Description littéraire.<br />

70. H. Bài diễn hoạch phải làm thể nào?<br />

T. Phải làm cho xứng ý hạp lời và cho có thứ tự.<br />

a. Cho xứng ý nghĩa là mỗi bài mình phải chú ý về một việc chi, rồi chọn lựa những<br />

điều giúp về ý ấy, cong điều chi vô can thì chớ đem vào mà hư bài. Ví dụ diễn hoạch<br />

về một trận giặc nào chủ ý khen quân gia mạnh bạo tài nghề, thì diễn cách khác; mà<br />

có ý chê việc giặc giã là điều dữ dằn gớm guốc thì diễn cách khác. Vậy nói tắt rằng:<br />

làm bài diễn hoạch phải lo chủ một ý rồi thì chọn những điều giúp về ý ấy.<br />

b. Cho hạp lời nghĩa là phải lựa tiếng cho tươi tắn mặn nồng theo việc ấy. Thứ bài<br />

nầy thì ưa dùng những tiếng văn hoa và épithètes cùng các figures, nhứt là antithèses<br />

và comparaisons.<br />

c. Cho có thứ tự cũng như trong các thứ bài khác. Hãy xem bài pháu “Kiến vật tầm<br />

nguyên” và bài phú “ngã ba hạc” trong quyển thứ II về <strong>thi</strong> phú. Nay cũng chỉ dạy ít<br />

bài làm gương.<br />

1. Vẽ phong cảnh hang đá Chùa nghe.<br />

“Gẫm xét xung quanh bầu thế giái, ắt là phải biết Đấng chí tôn: nhìn xem trên dưới<br />

cuộc tàn khôn, há nở chẳng khen quyền tạo hóa. Kìa xem ở tỉnh Quảng Bình tại xứ<br />

Chùa nghe, có một hang đá rất nên là đẹp, phải đi thuyền mới vào đó đặng, vì hang<br />

ấy là một hói thông ra ngoài sông. Khi quay thuyền vào hói, thấy xa xa ngờ là một<br />

cống nhỏ hẹp, vào tới nơi ngó tợ biển với trời; xem lên thấy đá xanh biếc biếc như<br />

mây, ngó xuống chộ nước sắc dờn dờn như lá, cao chừng 30 thước, sâu độ ba bốn<br />

tầm. Phía tả như vách cao lựng lưng chẳng có bờ, phía hữu có bậc đá lài lài thành một<br />

bãi; đứng đó lấy đá nhỏ quăng qua bên kia chẳng thấu.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!