30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

8. Khoản thứ 2. Các tiếng có cùng là e, ê thì vào một vận với nhau, còn i, y thì vào<br />

một vận cùng nhau; sng muốn cho e, ê, i, y vào cùng nhau một vận cũng đặng. Ví dụ:<br />

chê chè kỳ <strong>thi</strong>. Sẽ kể thuế nhẹ ký chỉ ngụy.<br />

9. Khoản thứ 3. Các tiếng có cùng là ai, ấy, oi, ôi, ơi, ui, ưi thì vào một vận cùng<br />

nhau; mà có đôi khi ép vào vận i cũng đặng. Ví dụ: mai, đây, tôi, coi, chơi, vui, v.v.<br />

mà muốn hòa với mi, đi, <strong>thi</strong>, v.v. cũng đặng.<br />

10. Khoản thứ 4. Những tiếng ở cuối có cùng là o, ô, ơ, u, ư thì vào một vận cùng<br />

nhau. Ví dụ: cho, vô, thơ ngu, tư. Họ, đổ, nhớ, cụ, xứ. Các tiếng có cùng là ao au, âu,<br />

eo, iêu, êu dẫu có đôi khi họ ép vào vận o, u, v.v. song thà lập ao, au, âu vào một vận,<br />

còn eo, iêu, êu, vào một vận thì hơn. Ví dụ: cao, cau, đâu. Theo nhiều điều.<br />

11. Khoản thứ 5. Các tiếng có cùng là an, ăn, ân, ang, ăng, âng, ươn ương thì vào với<br />

nhau một vận. Ví dụ: quan, răn, dân, làng năng, mầng, thương, vườn.<br />

12. Khoản thứ 6. Các tiếng có cùng on, ôn, ơn, un, ưn, ung, ưng, ong, ông thì vào<br />

đựng một vận với nhau, song thà on, ôn, ơn, un, ưn lập vận riêng thì hơn.<br />

Ví dụ: con, chồn, sơn, run, chưn, long, ròng, rung, rừng.<br />

NOTA. Vận ơn có đôi khi cho vào vận an, ang ân, âng còn vận ưng cũng vào đặng<br />

vận ăng, âng.<br />

13. Khoản thứ 7. Các tiếng có cùng là am, ăm, âm thì vào một vận. Ví dụ: ham,<br />

chăm, tâm. Dám, thẳm, chậm. Song âm còn vào đặng vận im. Ví dụ: dâm chim. Dậm,<br />

tím. Còn vận in thì vào đặng một với vận inh. Ví dụ: tin mình.<br />

NOTA. Các tiếng có cùng là m thì kẻ văn <strong>thi</strong> cũng cho vào một vận với những tiếng<br />

có cùng là n. Ví dụ: Cam cũng vào đặng một vận với chan; hom cũng vào một vận<br />

với con.v.v.<br />

14. Khoản thứ 8. Các tiếng có cùng là nh thì vào một vận với nhau. Ví dụ: danh,<br />

bệnh, xinh. Sánh, bệnh, nịnh.<br />

NOTA. Có gặp đôi khi vận anh hòa với vân an, ăn, ang, ăng. Điều ấy không lạ vì<br />

quấc ngữ tàu không có nh ở cuối; mà chữ nào Annam đọc nh cuối thì tàu, đọc ng. Ví<br />

dụ: thanh, danh thì tàu đọc cheng, minh. Nỏ nói chi tàu, Annam có nhiều nơi (như<br />

Quảng) giọng nói ăn thì nghe như eng; còn nhà quê nhiều tiếng có cùng là anh thì đọc<br />

như eng, như mảnh sành, thì họ đọc mẻng trèng.<br />

15. Khoản thứ 9. Khoản này dạy chung một điều là những tiếng ở cuối có một<br />

consonne như nhau, mà các chữ voyelles trước consonne ấy thuộc về một vận, thì các<br />

tiếng ấy cũng hóa ra một vận, như: e, ê, i là một vận, thì em, im, yêm cũng là một<br />

vận. O, ô, ơ, u, ư là một vận thì om, ôm, um, ưm cũng một vận.<br />

Ấy là nói qua về vận bình và vận trắc khứ thanh thượng thanh: Nay phải nói riêng về<br />

trắc nhập thanh, vì nó chẳng hòa vận được với hai giống trắc kia.<br />

Luật riêng vê trắc nhập thanh.<br />

16. 1. Những tiếng có cùng là ch, thì vào một vận với nhau hết, như: mạch, chếch,<br />

thích v.v.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!