30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

2. Tiếng nào ở cuối có một consonne nhập thanh on nhau, mà chữ voyelle trước<br />

consonne ấy chuộc về một vận, thì các tiếng ấy cũng về một vận như đã nói trong<br />

khoản thứ 9 trước nầy.<br />

Vậy ác, ắc, ấc là một vận. Áp, ắp, ấp về một vận. Ót, ốt, ớt, út, ứt về một vận. Et, ết,<br />

ít, iết về một vận v.v. song vận ít cong hòa được với vận ích.<br />

Ấy là nói nghe vận cho xuôi tai hơn, còn chí như phép rộng thì bao nhiêu tiếng nhập<br />

thanh cũng cho vào một vận được cả. Như sẽ thấy Văn tế các đẳng, tiếng: mật, <strong>thi</strong>ết,<br />

vít, bác, chúc, sút, tốt vức, tớp, xếp, sách v.v. là một vận cùng nhau cả.<br />

Lời bảo nên nhớ.<br />

17. Các khoản các luật đã kể trước nầy về các vận hòa nhau thì hẳn như vậy; song<br />

muốn cho văn vè <strong>thi</strong> phú êm tai, thì thà tìm tiếng cho hòa vận tự nhiên mọi đàng, hay<br />

là xê xích đôi chút mà thôi thì hay hơn.<br />

Vả cách hòa vận đã nói đó là về tiếng Annam mà thôi, nếu pha phách chữ nho vào<br />

làm vận thì cũng phải xét chữ ấy có hòa vận không. Vì chưng chữ nho người Tàu đọc<br />

khác, cho nên có nhiều chữ Annam nghe như một vận mà tàu thì kể là hai vận khác<br />

nhau, ví dụ chữ ca và chữ ma thì hai vận, chữ canh với chữ thanh (là xanh) cũng là<br />

hai vận; mà chữ thanh (là tiếng) thì vào một vận với chữ canh v.v. (Ai muốn biết vận<br />

tàu, thì hãy xem <strong>thi</strong> vận tập thành).<br />

ĐOẠN THỨ II.<br />

DẠY CÁCH LÀM CÂU ĐỐI.<br />

18. H. Câu đối là gì?<br />

T. Câu đối là hai câu đáp nhau cho xứng ý hạp nghĩa, và nghịch vận trắc bình cùng<br />

đủ tiếng bằng nhau.<br />

Giải: 1. Cho xứng ý, hạp nghĩa: nghĩa là câu trước nói việc nầy, câu sau đối lại việc<br />

nọ cho xứng hạp. Câu trước có hai ý, câu sau cũng phải có hai ý. Câu trước nói cớ<br />

trêu, hoặc nói lái, câu sau cũng phải có như vậy, như sẽ thầy trong mấy ví dụ sau.<br />

2. Nghịch vận trắc bình và đủ tiếng: nghĩa là tiếng nào câu trên bình, thì trong câu<br />

dưới tiếng đối với tiếng ấy phải lo cho trắc, mà tiếng nào câu trên trắc thì câu dưới<br />

tiếng đối với tiếng ấy phải lo cho bình, trừ ra những tiếng luật cho thong thả như sẽ<br />

thấy trong các đoạn về <strong>thi</strong>, phú, văn v.v. Vả câu trước có đôi tiếng trùng, hoặc có hai<br />

ba tiếng hòa vận thì câu dưới cũng phải cứ như vậy, và cứ đặt đủ tiếng như câu trên,<br />

chớ dư chớ <strong>thi</strong>ếu.<br />

Hãy xem các ví dụ thì sẽ rõ:<br />

Ba phen tâu chí thánh,<br />

Muôn kiếp tạ thần công.<br />

Gặp xe võ tay cầm lại,<br />

Thấy thóc nhà chau mặt ngảnh đi 19 .<br />

19 Thuở xưa anh em Bá Di Thúc Tê nghe vua Võ là vua đầu nhà Châu ngự giá đi đánh vua Trụ nhà Thương thì đến can,<br />

song vua không nghe, thì anh em lên núi Thủ Dương mà chết đói đó, chẳng thèm ăn lúa nhà Châu.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!