30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

II. Chữ Trực. Trực nghĩa là thẳng; vậy muốn cho thẳng phải làm sao? Phải nhớ câu:<br />

thập mục sở thị, vô khả nặc dã: mười con mắt đều thấy không có lẽ giấu đặng. Vì vậy<br />

nên chi trong chữ Trực thì có 3 chữ hội ý: 1. Là chữ thập là mười; 2. Là mục là mắt;<br />

3. Là chữ hệ là cái hòm. Song chữ hệ viết không thành, phải có một ngang trên nữa<br />

thì mới toàn chữ hệ, bởi chưng vì giấu không kín, cho nên cái hòm còn <strong>thi</strong>ếu nắp. Ấy<br />

là ý tứ chữ trực. Vậy bất luận là bậc nào muôn giục lòng mình ăn ngay ở thẳng, thì<br />

không chi bằng hằng nhớ con mắt mọi người trông thầy mình, dẫu ở nơi kín cũng nhớ<br />

như thể mười mắt đều trông xem, mười tay đều chỉ trỏ. Thập mục sở thị, thập thủ sở<br />

chỉ, kỳ nghiêm hồ! Mười mắt đều trông xem, mười tay đều chỉ trỏ, thì ta phải lo giữ<br />

biết là chừng nào! ấy lời thầy Tăng Tử khuyên ta lo giữ mình cho chính trực. Người<br />

quân tử biết thận kỳ độc, nghĩa là dẫu ở một mình cũng hằng dè giữ, vì tưởng người<br />

ta xem mình như xem thấu gan tận phổi: nhơn chi thị kỷ như kiến kỳ phế can. Đứa<br />

tiểu nhơn thì cứ sách ẩn hành tàng, song không hề tuột khỏi, bởi chưng rừng có mạch,<br />

vách có tai: người nầy không nghe người kia có thấy; mắt thế gian dễ dối, mắt Thiên<br />

Chúa khó lầm; Nhơn khả khi, <strong>thi</strong>ên bất khả khi. Phải nhớ như vầy mới giữ lòng chính<br />

trực.<br />

Có câu thập mục đừng khinh,<br />

Hãy dặn lấy mình mà ở cho ngay.<br />

Chữ chính với chữ trực thường theo nhau vì có ngay thì mới thẳng; muốn cho thẳng<br />

thì cứ đàng ngay; ở khúc khắc vạy vò, ấy là đàng quanh co chẳng chính.<br />

Một mình ở giữa đám ba quân,<br />

Nẻo thẳng đàng ngay ắt phải tuân,<br />

Mười mắt trông xem mình có một.<br />

Một đàng thẳng tới chốn <strong>thi</strong>ên xuân.<br />

BÀI THỨ V.<br />

Luận về chữ nhơn<br />

Một người giữ trọn cả hai,<br />

Hai người như một, ấy người có nhơn.<br />

Gẫm coi nét chữ Nhơn cũng nên khen người thượng cổ; vì chững chữ nghĩa tương<br />

phù mà đạo đời cũng hạp. Vậy chữ Nhơn nghĩa là gì thì có sách giải rằng: bảo tử<br />

đoan, kiêm vạn <strong>thi</strong>ện, thông ngũ thường, quán bả hạnh, thị vi nhơn dã, nghĩa là: xách<br />

cân bốn múi, có đủ muôn lành, thông suốt ngũ thường, trọn gồm trăm nết, ấy cho là<br />

nhơn. Bởi đó nhơn, nghĩa là kẻ có đức hạnh hẳn hoineets na gồm đủ. Mà đạo thánh<br />

dạy: một người mà muốn cho nên đức hạnh hẳn hoi thì phải giữ trọn hai điều là kính<br />

Chúa ái nhơn. Biết kính Chúa ái nhơn mới cho là kẻ có nhơn; dẫu luật Chúa có mười<br />

điều, song cũng qui về hai mối.<br />

Trước mười sự răn tóm về hai nầy mà chớ: trước kính chuộng một Đ.C.T trên hết mọi<br />

sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Điều ấy dạy tỏ nơi nét chữ nhơn, vì chữ nhơn<br />

là người, vì nhị là hai, thì làm nên chữ nhơn, nghĩa là nhơn đức; ấy chỉ nghĩa là<br />

người, mà muốn cho có nhơn thì phải giữ cho trọn hai điều như mới nói trước nầy.<br />

Chính nghĩa thứ nhứt chữ nhơn có nghĩa là thương yêu. Nhơn giả thân dã. Mà thương

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!