30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Bây giờ phải biết muốn cho xuôi câu, thì phải giữ mấy điều nầy: 1. Đừng để cho<br />

nhiều tiếng bình hay là nhiều tiếng trắc ở liên nhau, nhứt là khi nó có một dấu như<br />

nhau, hay là ở cuối câu thì càng khó nghe hơn nữa; như: hôm nay anh đau, em đi<br />

thăm. Mời thầy vào nhà dòng. Bắt cóc bỏ dĩa. Nấu cháo cá, xáo thịt thỏ v.v. Song<br />

tiếng không dấu và tiếng dấu huyền xen lộn nhau cũng còn dễ nghe, như: mời anh<br />

vào nhà thăm tôi cùng. 2. Các tiếng hơi trung vần trung chữ với nhau thì chớ đặt lộn<br />

với nhau quá mà khó nghe, như: tháng năm nắng lắm, bắp mọc không đặng. Bưng<br />

mâm chồng mâm úp mủng v.v. 3. Đều nhứt hạng là lo cho 3 tiếng cuối câu, có một<br />

trắc đứng trước hai bình, hay là một bình đứng trước hai tắc, hoặc hai trắc đứng trước<br />

một bình, hay là hai bình đứng trước một trắc. Lại lo cho hai câu liên nhau ở cuối có<br />

trắc bình đối nhau thì hay.<br />

Phải cho thỉnh thoảng lại xen lộn từng cặp đối nhau thì nghe êm tai dịu giọng.<br />

Hãy xem sách Quê ta ở đâu, triết nhơn tri kỷ, cha mẹ dạy con, thất khác, hạnh bà<br />

Têrêxa hài đồng Giêsu, thì năng gặp các câu cách ấy. Ví dụ như câu:<br />

“Gẫm phận mình tài hèn trí bạc,<br />

Dám đâu chữ hùng biện cao đàm:<br />

Song nghĩ tình khác quí bạn vàng,<br />

Mới ra tay luận bàn chơn giả.<br />

Phàm người đời ai cũng muốn gọi rằng khôn, chẳng ai ưa mang tiếng dại;song dại với<br />

khôn cách nhau một bước, mà trẽ ra hai đàng v.v.”<br />

(Triết nhơn tri kỷ).<br />

13. H. Phải sắp câu liên tiếp nhau thể nào?<br />

T. Phải sắp câu thứ tự tùy theo việc, việc nào đáng nói trước thì nói trước, việc nào<br />

xảy ra sau thì nói sau, câu nầy tiếp qua câu nọ cho tự nhiên, cuối phần nầy phải mở<br />

đàng tiếp qua phần nọ, chớ nói bắt cầu bắt quán, gặp chi quơ nấy, thì khó nghe, lại<br />

bài cũng không thành thứ tự.<br />

ĐIỀU THỨ IV.<br />

PHẢI GIẶM LẸ TIẾNG VĂN HOA VÀ CÂU NÓI BÓNG.<br />

Lời bảo. Tiếng nào gọi là tiếng văn hoa, thế thì ai ai cũng đã biết; muốn học các tiếng<br />

các câu văn hoa thể ấy thì hãy học năng xem các sách hay, nhứt là những bài văn <strong>thi</strong><br />

phú.<br />

Lại khi gặp cách nói nào hay, thì nên biên ký vào tạp mà học để có việc mà dùng.<br />

Còn những cách nói bóng vốn trong tiếng Annam cũng có như trong tiếng khác; song<br />

vì trong tiếng Annam chưa đặt chính tên cho các cách nói ấy, nên nay tôi phải mượn<br />

tiếng Langsa mà chỉ tên những cách nói ấy, rồi cũng giải cho học trò được rõ mà<br />

dùng.<br />

14. H. Có mấy cách làm cho câu thêm văn hoa?<br />

T. Có hai cách: 1. Là thêm Éphthète, 2. Là dùng Figures.<br />

15. H. Éphthète là chi?

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!