30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Kim châu bửu ngọc dặn ta nghe,<br />

Hai chữ thận ngôn miệng phải dè:<br />

Miệng hễ nói ra lòng khá nghĩ,<br />

Nghĩ đi nghĩ lại dạ còn e.<br />

BÀI THỨ IX.<br />

Luận về chữ tín<br />

Làm người chớ khá xuyên hoa,<br />

Nói ra nhằm lý, ấy là nên tin.<br />

Chữ tín có nghĩa là tin, lại có nghĩa là thật thà, trung tín, đáng tin. Bây giờ phải xét<br />

làm sao mà cổ nhơn chọn hai chữ nhơn ngôn là lập nên chữ tín. Ai nấy đã biết nhơn<br />

ngôn nghĩa là người ta nói. Vậy người ta nói sao mà gọi rằng tin, sao mà cho là thật<br />

thà, trung tín, đáng tin? Vốn người ta mà biết ở cho xứng người ta, biết nói theo<br />

lương tâm, biết giữ chữ khẩu tâm như nhứt, thì cũng đáng tin thật. Bởi vậy theo cổ<br />

văn thì chữ tín viết bằng chữ ngôn và chữ tâm, nghĩa là lời nói theo lòng, lòng cứ<br />

theo lời nói; ai cứ như vậy thì ấy là kẻ thật thà, là người trung tín. Thầy Tử Hạ khen<br />

kẻ nói mà biết giữ sự thật, thì dầu chưa đi học cũng đáng kể là thông: ngôn nhi hữu<br />

tín, tuy viết vị học, ngô tất vị chi học kỉ. Vì chưng thông chi cho bằng thông sự thật,<br />

học chi cho bằng học chữ Trung? Thông <strong>thi</strong>ên kinh vạn quyển, mà sự thật còn xa vời,<br />

nói phô còn nghịch lý, thì ai kể là thông? Kìa xem nhơn ngôn tác Tín, người phải nói<br />

lời đáng tin, chớ khá buông lời thàm thụa. Người nói mà hoặc thế vu dân, thì sao chư<br />

xứng hình chữ tín? Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã: giữ lòng trung itns cho hạp lẽ<br />

công bình, thì nói làm sao phải giữ làm vậy: ấy là lời thầy Hữu Tử dạy cho biết chữ<br />

Tín là làm sao, chữ tín chữ nghĩa thân cận với nhau: hễ lời phi nghĩa, ắt chẳng nên<br />

tin, lại càng không nên giữ. Có câu đối trạng xưa rằng: nhơn ngôn tác tín, cao minh<br />

ban <strong>thi</strong>ểu tín nhơn ngôn; hóa khẩu vi ngoa, độn nột bối nang ngoa hóa khẩu: nghĩa là<br />

chữ nhơn chữ ngôn làm chữ tín (hay là: người ta nói thì nên tin chúc), nhưng mà bậc<br />

khôn ngoan thì chẳng vội tin lời người ta nói. Chữ Hóa chữ Khẩu làm chữ Ngoa (hay<br />

là: quen múa miệng thì hay nói thàm), mà lũ ngây muội mới hay nói thàm mà chớ.<br />

Vậy hễ làm người cho xứng người, làm quân tử xứng quân tử, thì chẳng hay nói<br />

thàm; mà chẳng nói thàm thì mới nên tin mà chớ: ấy nhơn ngôn tác tín thì như vậy.<br />

Sau nữa nhơn ngôn tác tín thì hiền nhơn cũng dạy ta cho biết tín nghĩa là làm sao. Tin<br />

chẳng phải là con mắt xem thấy mới lấy làm chắc; nếu đòi cho đặng mắt thất thì còn<br />

chi nữa gọi rằng Tin. Chữ Tín thành bởi chữ nhơn ngôn, nghĩa là tin là bởi kẻ khác<br />

nói, nếu người nó cho nhằm lý trúng điều, thì phải lấy làm thật, ấy là nhơn ngôn tác<br />

tín.<br />

Luận theo nét chữ Tín đó, thì mấy người cứng lòng tin hãy trách mình chưa hiểu chữ<br />

Tín; chớ quen miệng nói rằng: tôi không thấy Đ.C.T, tôi không thấy Thiên đàng, tôi<br />

không thấy địa ngục, nên tôi không tin. Kẻ đã học văn nho xin hãy coi chữ Tín lại:<br />

nhơn ngôn tác tín, chớ có phải Mục kiến tác tín đâu? Vậy hễ người ta nói nhằm thì<br />

nên tin, cần gì phải đòi mắt thấy. Bởi đó <strong>thi</strong>ên hạ có câu rằng: cứ lý, bất khả cứ mục.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!