30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

60. H. Văn sách là đí gì? Phải làm làm sao?<br />

T. Văn sách là một bài đó, thầy ra để hỏi học trò, giải cho ra lý sự bởi đâu, vì cớ nào<br />

mà có điều nầy điều nọ. Thường là ra bài suy ngôn (objection), nghĩa là ra hai câu<br />

hay là hai tích nghịch nhau, mà bàn lẽ cho hai bên hòa hiệp cho khỏi điều nghịch lý<br />

hay là chống lý nhau. Ví dụ: Như vua Tề vương hỏi ông Mạnh Tử xưa rằng: “Cái<br />

vườn chơi của vua Văn Vương vuông 70 dặm, dân sự còn lấy làm hẹp hòi, còn cái<br />

vườn chơi của ta chỉ có 40 dặm mà thôi mà dân sự lấy làm rộng lớn quá thì làm sao”<br />

nếu giải lời hỏi ấy ra cho có khai, thừa, chuyển, hiệp phải thế như cách kiểu làm văn<br />

thì thành bài văn sách.<br />

61. Vậy làm văn sách phải có khai, thừa, chuyển, hiệp, là trước hết phải nói dàn đầu<br />

mở đàng lối cho tự nhiên, để nói đến mấy điều người ta hỏi. Khi đã nói mấy câu mở<br />

đàng cho đắc hoạch rồi, thì nói qua mấy p hần cái giải lý sự cho phân minh, phần nầy<br />

đều qua phần nọ, cho rõ căn lý sự ý tứ từng điều. Sau hết thì nói tóm lại, mà kết bài<br />

cho hạp lý trúng điều.<br />

Theo kiểu văn sách xưa quen làm trong trường <strong>thi</strong>, thì thật là rất khó: vì chẳng những<br />

phải thông sử truyện, phải thạo lý đời, lại phải làm cho có đối đáp từng câu từng<br />

phần. Cho nên rày trong việc <strong>thi</strong> cử thì nhà nước đã có nghị định đình bãi các kiểu<br />

xưa, chỉ phải làm cho có lý sự rõ ràng theo điều mình học, theo lý mình biết: “Tập<br />

hành văn tắc biện bạch tùy sở học qui thức… Nhưng hành văn diệc vô định luật; cưu<br />

văn thức, <strong>thi</strong> phú, kinh nghĩa, có đối chi loại đình bãi”. (Nghị định năm 1909). Vậy<br />

rày làm văn sách thì chẳng phải giữ luật mẹo gì trong việc văn hoa đối đáp, miễn cho<br />

trúng lý hạp điều cùng nói khai, thừa, chuyển, hiệp tiếp nhau xuôi bài thì đã đủ. Ai<br />

thông Nho muốn coi các Văn Sách theo kiểu đơn đời nay, thì có Tân Thơ, như sách<br />

ông Cử nhơn Phạm Quang Xán v.v.<br />

62. H. Vậy thì kiểu xưa phải làm đối đáp thể nào?<br />

T. Theo kiểu xưa khi mới khỉ sự phần mở đầu, thì phải đáp tức thì cái điều thầy hỏi<br />

có thật như vậy chăng; nếu có thật thì cớ sao hai đàng nghịch nhau, phải nói lý tắt lại.<br />

Đoạn thì cứ lý mà giải cho rộng nghĩa, phải so câu mà đặt cho cân nhau; câu sau phải<br />

đối câu trước. Phải làm câu đối phiến, nghĩa là câu đối cho dài, có khi 15, 20 tiếng, có<br />

khi quá 30, 40 tiếng cũng có, song cũng nên nhặm tiểu đối, nghĩa là câu và đối vắn<br />

vào trong một đôi khúc, nhứt là phần đầu bài và mấy câu kết. Lại phần đầu đặt đối<br />

đáp mặc lòng; song cũng còn nên nhặm mấy lời ngoại, nghĩa là chẳng thuộc về câu<br />

đối nào. Tiếng nhặm thể ấy quen gọi là tiếng Mão. Thường đặt tiếng Mão là khi một<br />

pần đã xong mà trở qua phần khác. Vã phần đầu bài nhiều khi cũng chẳng đối đáp gì<br />

như thấy tỏ trong ví dụ sau nầy:<br />

Sự vấn: “có sách rằng: học như hòa đạo,<br />

Quấc chi tinh lương.<br />

Song ngạn cũng có nghe thường:<br />

Nhứt quỉ nhì ma thứ ba học trò.<br />

Thơ ngạn bất tương phù,

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!