30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

không trúng chữ trúng tên: một bên cu đậu nhánh nè, ấy vì không biết chữ đó là chữ<br />

chi, nên nói quớ vậy mà thôi, chớ không phải chim nào đậu nhánh nè đâu. Vốn chữ<br />

ấy là chữ xích là bước, còn bên kia cũng không phải là thập tứ đè nhứt tâm, song là<br />

chữ trực đè chữ tâm. Chư vị đã thấy trong bài thứ vi khi luận về chữ trực thì đã nói:<br />

chữ trực là bởi chữ thập chữ mục và chữ hệ mà làm ra. Vậy bên hữu chữ đức phía<br />

trên thật là chữ trực; song để cao quá thì khó coi, nên đã xây ngang chữ mục lại và<br />

rán thẳng chữ hệ ra, kẻ không biết tự tích thì ngờ là chữ tứ và chữ nhứt. Song ai biết<br />

chữ triện mà coi, thì thấy roc là chữ trực và chữ tâm. Nguyên cổ văn thì chữ đức<br />

không có bộ xích bên tả, chỉ có trực tâm chông nhau mà thôi, thế ai nấy cũng dễ hiểu<br />

vì sao trực tâm mà thành chữ đức. Trực tâm nghĩa là sửa cái lòng mình cho ngay<br />

thẳng, thì mới thành đức được, như trong sách đại học nói về sự tu thân, tề gia trị<br />

quấc, thì nói rằng: tiên chánh kỳ tâm, nghĩa là trước phải lo cái lòng mình cho chính<br />

đính. Vậy lo cái lòng cho chính đính làm sai, thì sách có dạy rằng: ngoại đức ư nhơn,<br />

nội đắc ư kỷ dã, nghĩa là ngoài thì biết ở với người ta, trong thì biết ở với mình. Biết<br />

ở với người ta, là chớ làm cái gì phạm đến cang thường luân lý; biết ở với mình, là<br />

biết lo cho mình phần linh hồn và phần xác cho trọn đạo Thiên Chúa đã nấy phú cho<br />

mình. Bởi đó người đời sau có thêm bộ xích bên tả trực tâm, để chỉ cái đức cho rõ<br />

hơn:vì chữ xích có nghĩa là bộ bước nước di, ấy là chỉ cách ăn nết ở bề ngoài. Vì<br />

chưng muốn cho nên người đạo đức thì trong lòng và bề ngoài phải sửa sang cho<br />

chính đính.<br />

Trong sách Chính vận giải chữ đức thì rằng: phàm ngôn đức giả, <strong>thi</strong>ện mĩ, chính đại<br />

quang minh, thuần ý chi xưng dã, nghĩa là: hễ đã nói ai là người có đức, thì đó là<br />

xưng kẻ ấy là người tốt lành, ngay thẳng, lớn lao, sáng láng, vẹn tuyền, đẹp đẽ. Tốt<br />

lành, là có lòng nhơn hậu hẳn hoi, không có điều gì <strong>thi</strong>ểm thoắt hung tợn; ngay thẳng,<br />

là biết giữ cái lẽ công bình chính trực, chẳng vị nể <strong>thi</strong>ên tư ai; lớn lao, nghĩa là có<br />

công dày ơn trọng, dầu trước thế gian là người ti tiện, song trước mặt Thiên Chúa là<br />

kẻ có công danh; sáng láng, nghĩa là kẻ có đức thật, thì chẳng những đời này đặng<br />

rạng tiếng thơm danh, đời sau lại đặng quang minh phước lộc; vẹn tuyền đẹp đẽ, là<br />

chẳng để lòng dính bén bợn dơ lt, một ra sức lấy đức nhuận thân làm cho mình nên<br />

gương treo giữa thế.<br />

Ấy chữ đức thì như vậy, xưa nay người có đức ai mà không chuộng, ai mà không<br />

khen? Nhưng nào mấy kẻ tu nhơn tích đức, chỉ lấy điều lợi làm hơn, mà quên sửa<br />

lòng cho chính đính. Thầy Phu Tử nói rằng: quân tử hoài đức, tiểu nhơn hoài thổ,<br />

nghĩa là người quân tử thì vị cái đức, đứa tiểu nhơn thì vị cái đất. Vụ cái đất là yêu<br />

chuộng những sự hèn dưới thế, mà không chăm lo chi đến cái đức thật, là điều làm<br />

cho ta đặng phước lộc trên trời.<br />

Vậy ai muốn nên quân tử, thì hãy nhớ câu hoài đức, bằng không thì là tiểu nhơn mà<br />

chớ.<br />

Trau lòng vặc vặc giữa trần ai,<br />

Hai chữ Trực tâm phải nhớ hoài:<br />

Bộ bước nước đi hằng chính đính,<br />

Thói ăn nết ở chớ gì sai.<br />

BÀI THỨ VII.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!