30.10.2015 Views

van chuong thi phu annam 1919+1923

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

cho trọn vẹn. Câu trạch <strong>thi</strong>ện đà luận rõ; chữ cố chấp cũng bàn xong. Lựa sách tốt,<br />

chọn thầy hay, ấy là biết câu trạch <strong>thi</strong>ện. Học cho siêng sắn, chí cứ vững bền, ấy là<br />

nghĩa câu cố chấp. Nay phải luận đến câu bác học, thảm vấn, cho học trò đặng tường<br />

đàng hóa học mà lần tới cõi văn minh.<br />

1. Bác học là học cho hoác lác hoang mang, học cho kỹ càng đắc hoạch, học cho thấu<br />

nguồn căn, học cho từng gốc nhọn. Mỗi điều phải phân cho rành sự lý, mỗi ý phải<br />

diễn cho rõ thí chung. Đấng tạo hóa ban tài trí cho bao nhiêu, thì tùy đó mà biện luận.<br />

Biện luận cho nhằm lý trung dung, mà học cho tới nơi cách vật cho nhằm lý trung<br />

dung, nghĩa là cứ đàng trung chính; chớ băng chững nhơn lực, chó ỷ dựa tư tài mà<br />

luận sai đàng đạo lý. Xưa nay khong <strong>thi</strong>ếu kẻ sai đàng lạc nẻo như thế, nên sách cũng<br />

đã nói rằng: trí giả quá chi, ngu giả bất cập: người có trí thì đi quá bên kia, kẻ ngu<br />

phàm lại noi không kịp. Người bác học biết lo khỏi câu bất cập, mà cũng hau phòng<br />

chữ quá chi, nghĩa là học điều chi thì cũng lo cho rõ điều ấy; chẳng học sơ sài để thừa<br />

để mứa, không làm lầy tất, lấy qua, lấy rồi; điều gì học chưa tới nơi, hiểu chưa nhằm<br />

lý, thì cũng trần lực gia tâm, gắng công dốc chí mà học cho đủ điều, kẻ ấy cũng nhớ<br />

lời: thánh nhơn hữu sở bất tri, nên chẳng ỷ mình cao đàm hùng biện, điều gì đã biết<br />

tận nhơn lực, quá nhơn tài,thì cam dạ khoanh tay thủ lý, chẳng liều thân cố mạng đoạt<br />

tình, mà sai đàng lạc nẻo; như vậy thì khỏi lâm chữ quá chi.<br />

Ấy là bác học: mà cho đặng bác học thì phải 2. Thảm vẫn, có lời ông Khổng Tử nói<br />

rằng: cử nhứt ngu, bất dĩ tam ngu phản, tắc dất phụ dã: kẻ nào ta khảy ra cho một<br />

góc, mà nó chẳng lấy đó mà đạp lại ba góc kia, thì ta chẳng dạy nó. Ấy là lời trách<br />

học trò chẳng biết hỏi thưa. Trò không biết hỏi thưa thì thầy cũng không đáp lại, ấy là<br />

sự thường. Thầy ngồi dạy thì xét việc chung, trò ngồi học phải hỏi chư kỷ: điều gì<br />

thấy mình chưa hiểu thì hãy nói ra, điều chi trắc ngại thì lo phăn hỏi. Hỏi phen nầy<br />

chưa rõ thì hỏi bữa khác cho minh. Đừng e thầy mắng quở, chớ sợ bạn cười chê, mà<br />

để sự dốt trong mình, kẻo thêm u mê độn trí. Một điều trắc ngại chẳng gỡ ra, trăm<br />

điều nghi nan càng vương vấn; muốn khỏi vương vấn nghi nan, hãy noi theo lời thảm<br />

vấn; muốn nên khôn ngoan tài ngõ, đừng sợ tiếng nhạo ngu ngoan. Mình chưa hiểu<br />

thì hỏi, ai chê dốt mặc ai; việc còn nghi thì thưa, họ nhạu ngu mặc họ.<br />

Thà mang tiếng dốt mà phăn hỏi cho đặng thông, chẳng thà giả đò thông, mà làm<br />

<strong>thi</strong>nh để đeo phận dốt.<br />

Dẫu thầy giảng dạy phân minh,<br />

Song còn nhiều nỗi nhơn tình nghi nan.<br />

Vậy thì phải biết hỏi han,<br />

Để thầy phân giải rõ ràng trước sau.<br />

Chớ liều để dốt một câu:<br />

Dốt mà chẳng gỡ, để lâu thêm mờ.<br />

Học hành chớ khá lược sơ,<br />

Mỗi câu phải rõ, mỗi tờ phải minh.<br />

Điều chưa hiểu phải thưa trình,<br />

Bất tri tắc vấn người khinh mặc người.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!