03.11.2014 Views

Toàn văn luận án - Moodle YDS - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Toàn văn luận án - Moodle YDS - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Toàn văn luận án - Moodle YDS - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

127<br />

4.4.4. Biến chứng xuất huyết hậu phẫu<br />

Biến chứng nghiêm trọng nhất sau khi phẫu thuật DDĐTMN là xuất huyết<br />

do các mảnh chưa lấy hết của dị dạng hoặc do cầm máu không an toàn. Xuất<br />

huyết thường là do một mảnh nhỏ của dị dạng còn sót lại vì việc cần thiết phải<br />

cắt bỏ dị dạng trên bề mặt rất gần với biên độ của nó dẫn đến việc để sót lại một<br />

vài mảnh nhỏ của dị dạng làm tăng đáng kể rủi ro xảy ra xuất huyết vì chúng vẫn<br />

được nuôi bởi động mạch và thường xuyên mất kết nối từ tĩnh mạch dẫn lưu.<br />

Hơn nữa, ở giai đoạn cuối quá trình cắt bỏ, ở phần sâu hơn của dị dạng, phẫu<br />

thuật viên thường gặp khó khăn trong việc phân biệt dị dạng thật sự với các động<br />

mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu. Việc chụp hình ảnh mạch máu trong khi phẫu<br />

thuật rất hữu dụng trong việc phát hiện các phần còn sót lại của dị dạng. Tuy<br />

nhiên, các vị trí phẫu thuật nhất định có thể sẽ khiến cho việc chụp hình ảnh gặp<br />

khó khăn. Trong những trường hợp này, bệnh nhân nên được tiến hành chụp<br />

mạch máu ngay sau khi phẫu thuật trước khi tỉnh dậy và nếu có phát hiện bất kỳ<br />

mảnh dị dạng nào còn sót lại, bệnh nhân nên được tiến hành phẫu thuật lại để cắt<br />

bỏ. Đôi khi cũng có ngoại lệ, đối với các DDĐTMN trên bề mặt nhỏ, đơn giản,<br />

và các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm có thể chắc chắn rằng dị dạng đã được<br />

cắt bỏ hoàn toàn. Tỉ lệ xuất huyết chậm (trong vòng 1 tuần) là 2%. Các yếu tố rủi<br />

ro bao gồm các DDĐTMN có điểm Spetzler-Martin lớn hơn II, kích thước lớn<br />

hơn 3 cm, và các dị dạng được nuôi bởi các động mạch thể vân.<br />

Micheal nghiên cứu biến chứng và kết quả sau 12 tháng của một nhóm<br />

112 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ dị dạng động tĩnh mạch não từ<br />

1974 đến 1990. Nghiên cứu bao gồm 44 bệnh nhân với các dị dạng động tĩnh<br />

mạch nhỏ (có đường kính < 2 cm), 43 bệnh nhân có dị dạng động tĩnh mạch cỡ<br />

vừa (đường kính 2-4 cm), và 25 bệnh nhân có dị dạng lớn (đường kính > 4 cm).<br />

Tỉ lệ tử vong là 3,6% và tàn phế là 18%. Một trong 4 bệnh nhân bị tử vong là do<br />

mất áp lực tưới máu não thông thường. Phân tích hồi quy cho thấy nguyên nhân<br />

quan trọng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các biến chứng là do kích thước của

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!