05.05.2018 Views

GIÁO TRÌNH HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP VÀ CHUYỂN TIẾP - NGUYỄN HỮU KHÁNH HƯNG, HUỲNH THỊ KIỀU XUÂN

https://app.box.com/s/wosi3kzcandqq4f7uy3xf6s9c6of22l4

https://app.box.com/s/wosi3kzcandqq4f7uy3xf6s9c6of22l4

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

1.2. Liên kết hóa học<br />

1.2.1. Bản chất liên kết hóa học<br />

1. Liên kết hóa học tạo thành được chất hóa học và được thừa nhận có bản chất điện.<br />

2. Một cách chính xác, khi tạo liên kết để hình thành chất, cấu trúc của tất cả các điện tử của các nguyên tử<br />

tham gia liên kết không còn tồn tại như trạng thái ban đầu của nó.<br />

3. Một cách gần đúng, người ta cho rằng chỉ có các điện tử hóa trị nằm trong các vân đạo hóa trị của nguyên<br />

tử tham gia vào quá trình tạo liên kết.<br />

4. Vì vậy, trước khi xem xét các biến đổi của liên kết trong quá trình phản ứng, phải xác định rõ ràng cấu trúc<br />

điện tử của các nguyên tử tham gia phản ứng, nghĩa là xác định các vân đạo hóa trị và điện tử hóa trị của<br />

các nguyên tử đó.<br />

5. Hình dung một cách trực quan là khi hình thành liên kết, các điện tử mang điện tích âm sẽ phân bố lại vị trí<br />

và tập trung vào không gian giữa các hạt nhân mang điện tích dương để tạo ra lực hút điện khiến cho các<br />

hạt nhân liên kết lại với nhau.<br />

6. Có hai cách chủ yếu phân bố điện tử hóa trị dẫn đến sự hình thành hai loại liên kết hóa học quan trọng nhất<br />

là liên kết ion và liên kết cộng hóa trị để tạo thành chất.<br />

Bảng 1.2So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị<br />

Loại liên kết Ion Cộng hóa trị<br />

Cách phân bố điện tử liên kết<br />

Điện tử liên kết chỉ thuộc về nguyên<br />

tố có độ âm điện lớn hơn<br />

Điện tử liên kết được sử dụng<br />

chung cho cả hai nguyên tử<br />

Điện tử liên kết Nằm ở nguyên tử có χ lớn hơn Nằm giữa hai nguyên tử<br />

Lực liên kết Điện ion Điện cộng hóa trị<br />

Độ bền của liên kết Cao Thấp đến cao<br />

Sử dụng chủ yếu Vô cơ NaCl Hữu cơ và Vô cơ CH<br />

4<br />

, Na<br />

2<br />

SO<br />

4<br />

1.2.2. Liên kết theo quan điểm nhiệt động lực hóa học<br />

1. Trước đây, người ta không giải thích được tại sao lại có thể biến đổi chất này thành chất khác một cách dễ<br />

dàng mà khó, thậm chí không thể, tiến hành phản ứng ngược lại.<br />

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H<br />

2<br />

O<br />

2. Bằng cách vay mượn các quan điểm của ngành nhiệt động lực học, ta có động lực của quá trình hóa học<br />

chính là chênh lệch năng lượng tự do của hệ trước và sau phản ứng.<br />

3. Hệ sẽ càng bền khi năng lượng tự do của hệ càng thấp.<br />

4. Phản ứng chỉ có thể tự xảy ra khi làm năng lượng tự do của hệ giảm xuống.<br />

5. Lượng năng lượng tự do giảm đi chủ yếu là do sự phá hủy các liên kết cũ và hình thành các liên kết mới khi<br />

xảy ra sự chuyển hóa các tác chất tạo thành các sản phẩm.<br />

6. Nhiệt động lực học quy ước điểm gốc 0 của trục năng lượng tương ứng với mức năng lượng cực đại của<br />

hệ khi các tiểu phân của các chất cách xa nhau vô hạn. Giữa các tiểu phân lúc này hoàn toàn không hình<br />

thành bất cứ liên kết nào.<br />

3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!