05.05.2018 Views

GIÁO TRÌNH HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP VÀ CHUYỂN TIẾP - NGUYỄN HỮU KHÁNH HƯNG, HUỲNH THỊ KIỀU XUÂN

https://app.box.com/s/wosi3kzcandqq4f7uy3xf6s9c6of22l4

https://app.box.com/s/wosi3kzcandqq4f7uy3xf6s9c6of22l4

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Chương 5.<br />

Danh pháp các chất vô cơ<br />

5.1. Đại cương<br />

5.1.1. Mở đầu<br />

1. Danh pháp khoa học là một hệ thống cách gọi tên các hợp chất để có thể phân biệt được các chất và<br />

xác định công thức của hợp chất từ tên gọi một cách đơn giản.<br />

2. Ngoài ra còn có danh pháp thông dụng gọi tên theo thói quen và các tên gọi kỹ thuật hoặc thương mại<br />

mang tính đặc thù của ngành nghề, địa phương hay có tính lịch sử.<br />

Thí dụ:<br />

Chất KMnO<br />

4<br />

(NH<br />

4<br />

)<br />

2<br />

Cr<br />

2<br />

O<br />

7<br />

Tên hệ thống Kali tetraoxomanganat(VII) Amonium heptaoxodicromat(VI)<br />

Tên thông dụng Kali permanganat Amonium bicromat<br />

Tên thương mại Thuốc tím Bi cháy<br />

3. Hiện nay người ta thường sử dụng quy ước đã được thống nhất của Liên đoàn Quốc tế Hóa học lý<br />

thuyết và Thực hành (danh pháp IUPAC: International Union of Pure and Applied Chemistry).<br />

4. Theo danh pháp hệ thống (quy ước của IUPAC), có thể sử dụng song song hai cách gọi tên:<br />

a. Theo hệ thống (danh pháp IUPAC): Tên của hợp chất vô cơ được gọi theo:<br />

• Tên của ion đơn giản tạo thành hợp chất<br />

• Tên của phức chất đối với ion phức tạp<br />

b. Theo danh pháp thông dụng: Nhiều hợp chất vô cơ được gọi dưới các tên gọi thông dụng đã trở<br />

nên quá quen thuộc, thí dụ như acid sulfuric, acid clohydric,…<br />

Danh pháp thông dụng ở đây không kể đến các tên gọi kỹ thuật, thương mại.<br />

5. Việc sử dụng song song hai cách gọi tên này cho phép đơn giản hóa tên gọi nhiều hợp chất như trong<br />

thí dụ trên (NH<br />

4<br />

)<br />

2<br />

Cr<br />

2<br />

O<br />

7<br />

và KMnO<br />

4<br />

gọi tên theo danh pháp thông dụng sẽ ngắn gọn hơn.<br />

5.1.2. Nguyên tắc cơ bản<br />

1. Tất cả các hợp chất đều có thể phân thành 2 hợp phần là:<br />

a. Hợp phần phân cực dương b. Hợp phần phân cực âm<br />

Ví dụ: Na δ+ Cl δ– , NH<br />

4<br />

δ+<br />

NO3<br />

δ–<br />

, (NH4 ) δ+ 2 SO 4<br />

δ–<br />

, C<br />

δ+<br />

O2<br />

δ–<br />

, H<br />

δ+<br />

2 Oδ– , H δ+ 3 Nδ– , S δ+ F<br />

6<br />

δ–<br />

,…<br />

2. Công thức của hợp chất được viết với hợp phần phân cực dương trước và hợp phần phân cực âm<br />

sau.<br />

Ví dụ: NaCl, CaSO<br />

4<br />

, NH<br />

4<br />

NO<br />

3<br />

, (NH<br />

4<br />

)<br />

2<br />

SO<br />

4<br />

,…<br />

CO<br />

2<br />

, H<br />

2<br />

O, H<br />

3<br />

N, PF<br />

5<br />

, SF<br />

6<br />

,…<br />

Lưu ý là do thói quen, người ta thường viết là NH<br />

3<br />

thay vì H<br />

3<br />

N.<br />

70

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!