14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

ò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chao ôi nước mắt! Cái giọt đau, giọt khổ ấy đã làm Mị “chợt nhớ lại”<br />

việc Mị trói đứng năm trước, cũng nước mắt chảy như thế mà không lau được; Mị lại nhớ tới người đàn bà<br />

đã bị trói chết trong nhà này, và A Phủ chỉ đêm nay là chết thôi. Tết năm trước đã thế, lần này trí nhớ của Mị<br />

lại lóe lên một cách vô thức. Thoát ra khỏi vô cảm, Mị sống dậy bằng những hồi ức run rẩy nơi trái tim đầy<br />

thương tích của chính cô. Cảm giác thương thân làm tăng thêm xúc cảm thương người để rồi bật lên tiếng<br />

kêu: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta <strong>đến</strong> chết”. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm trời trong cái thế giới nhà<br />

thống lí Pá Tra, Mị mới bật kêu được thành tiếng con người. Mị đã thực sự sống lại hoàn toàn, với ý nghĩa là<br />

con người đầy đủ nhân cách; và do vậy <strong>đến</strong> đây, lòng thương người đã trở thành sức mạnh lấn át nỗi thương<br />

thân.<br />

Và như một phản ứng dây chuyền nó nối lại hai số phận. Mị không còn sống với ngọn lửa nữa. Lửa vạ<br />

đi mà cô không thổi. Mị chìm vào tưởng tượng. Mị nghĩ <strong>có</strong> thể chết thay cho A Phủ. Cô đã đứng lên trong<br />

một ý thức chấp nhận sự hi sinh về mình: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Đó là đỉnh cao của<br />

đời Mị và cũng là nơi tập trung giá trị trang văn. Hành động của Mị, tuy không thể đoán trước, nhưng vẫn<br />

nằm trong sức sống nội tại nhân vật. Bởi, Mị từng nguyện làm rẫy, chịu khổ để trả nợ cho bố, đã toan chết để<br />

tìm sự <strong>giải</strong> thoát thì lẽ nào lại không dám chết để cứu một con người vô tội? Lòng nhân hậu trong Mị đã hồi<br />

sinh, và chính nó trở thành động lực giúp Mị <strong>chi</strong>ến thắng nỗi sợ, thúc đẩy cô <strong>có</strong> hành động cứu người: Mị rút<br />

dao cắt dây cứu A Phủ.<br />

b. <strong>Từ</strong> cứu người <strong>đến</strong> cứu mình<br />

Hành động xong, nỗi sợ xuất hiện nhưng bản năng tự vệ tích cực đã kích thích hành động tiếp theo Mị<br />

chạy theo A Phủ, với <strong>lời</strong> <strong>giải</strong> thích ngắn gọn: “Ở đây thì chết mất”. Mị đã trở về là Mị tư cách là con người<br />

và trưởng thành về nhận thức, cô thấy rõ được bộ mặt của thế giới bạo tàn, kiên quyết từ bỏ nó. Hành dộng<br />

chạy trốn của Mị là hành động chạy theo khát vọng tự do mà bấy lâu bị nén chặt. Mị tự thoát ra khỏi bóng<br />

đêm để <strong>đến</strong> với ánh sáng; tự đập vỡ không gian oi ngạt cầm tù mở ra cuộc đời mới cho chính bản thân mình,<br />

mặc dù ở thời điểm này, hành động ấy vẫn là tự phát.<br />

2.4 Liên hệ<br />

Ý kiến trên đã khắc họa sâu sắc các khía cạnh tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông. Thực<br />

chất, quá trình Mị cắt dây trói và chạy theo A Phủ là một quá trình tự nhận thức: nhận thức thực tại xã hội tàn<br />

bạo, lạnh lùng. Mị cứu A Phủ, bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chết một con người vô tội, và nhận thức<br />

“người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình” cho nên, <strong>có</strong> thể nói, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, cũng là<br />

Mị đã tự cắt dây trói buộc cô với nhà thống lí Pá Tra. Điều đó, hoàn toàn đúng với lí luận cũng như thực tiễn<br />

thời đại. Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ bắt nguồn từ khát vọng sống mãnh liệt từ đêm mùa xuân vốn <strong>có</strong> trong<br />

tâm lí và tính cách của Mị. Bao năm rồi, kể từ khi bị gả về nhà thống lí Pá Tra, làm vợ A Sử, Mị <strong>đề</strong>u không<br />

đi chơi xuân, mặc dù những người đàn bà <strong>có</strong> chồng khác đi vẫn đi chơi. Mị muốn ra ngoài, không còn muốn<br />

yên phận sống trong căn phòng kín mít, chỉ <strong>có</strong> một lỗ cửa sổ nhỏ, hằng ngày nhìn ra không biết là sáng hay<br />

tối nữa. Cô bắt đầu sửa soạn, cô lấy <strong>chi</strong>ếc váy hoa, cho thêm mỡ vào đèn để thắp sáng căn phòng tăm tối và<br />

quấn tóc. Đây là những hành động được coi là phản kháng của Mị, cô đã bắt đầu <strong>có</strong> những phản ứng với<br />

cuộc sống, đã hồi sinh cảm xúc. Nhưng ngay khi ngọn lửa sức sống đang bùng cháy mạnh mẽ thì lại bị dập<br />

tắt, con người tàn nhẫn ấy không ai khác chính là A Sử - con trai thống lí và cũng là chồng Mị. Hắn đột nhiên<br />

về nhà và thấy lạ khi thấy Mị sửa soạn đi chơi. Con người ấy đã trói Mị lại, độc ác hơn, hắn lấy tóc Mị quấn<br />

quanh cột, không cho Mị cử động. Nhưng dù bị trói, hơi rượu vẫn nồng nàn trong Mị, <strong>chi</strong> phối lí trí cô. Cô<br />

nghe thấy tiếng sáo, tiếng sáo gọi bạn tình của ai kia mà như gọi lòng cô, bất giác cô bước đi, cô muốn đi<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

Trang 5

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!