14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

đắc địa, bất ngờ và đầy chất thơ, thể hiện đỉnh cao cảm xúc trữ tình của tác giả như “sông Hương uốn một cánh<br />

cung rất nhẹ; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình<br />

yêu”; hay “trăm nghìn ảnh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về,<br />

qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của những nỗi<br />

lòng”. Với những cách so sánh độc đáo sống động ấy sông Hương đã thành một con người, một người con gái<br />

đầy tình cảm dịu dàng và thủy chung.<br />

Bài bút kí là kết quả mối lương duyên giữa một tâm hồn nghệ sĩ giàu cảm xúc, tinh tế <strong>có</strong> tình yêu xứ sở tha<br />

<strong>thi</strong>ết và một trí tuệ nghiên cứu minh mẫn, uyên thâm. Đó là bản trường ca đầy chất thơ tạo cho sông Hương và<br />

xứ Huế một tâm hồn mang tinh hoa văn hoá đất kinh kì xưa. Sự mạch lạc của tư duy nghiên cứu thể hiện ở cách<br />

thể hiện rất rõ ràng nhưng hiểu biết về nguồn gốc, đặc điểm địa lí, lịch sử, dòng chảy của dòng sông với một<br />

giọng điệu trữ tình, giàu hình ảnh, lối diễn đạt đàm thắm dịu dàng tràn đầy xúc cảm. Lối viết ấy tạo cho người<br />

đọc cảm giác như đang được tâm tình trên con thuyền thả trôi theo dòng chảy lặng lờ của dòng sông mà vừa<br />

ngắm vừa nghe ai đó thủ thỉ kể về dòng sông huyền thoại này. Cái điệu chảy lững lờ của dòng sông đã được tác<br />

giả thổi vào đó một cái hồn khiến nó trở thành người con gái dịu dàng, mỗi bước đi là một niềm vương vấn với<br />

quê hương, với thành phố Huế nên thơ, Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường đã kết hợp một cách điêu luyện tư duy nghiên<br />

cứu và tư duy nghệ thuật để <strong>giải</strong> thích nguyên nhân cái điệu chảy chậm chạm của dòng sông mà tác giả gọi<br />

“điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, tác giả đã <strong>giải</strong> thích bằng cả hai cách: cách của người nghệ sĩ, cách<br />

của nhà địa lí.<br />

b. Tình yêu xứ sở của nhà văn<br />

Bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn, sông Hương cũng từng gào thét hung dữ cùng gió ngàn bởi cái địa thế<br />

hiểm trở của núi rừng. Nhưng khi vào lòng thành phố nó lại chảy thật chậm do đặc điểm cấu tạo của dòng chảy,<br />

ở đây dòng sông <strong>chi</strong>a làm nhiều nhánh, theo những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị<br />

và những <strong>chi</strong> lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho<br />

sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi thật chậm... Dưới con mắt của người nghệ sĩ dòng chảy của Hương<br />

Giang lại được miêu tả thật hấp dẫn với nhiều cách so sánh, những từ ngữ được sử dụng rất đắc địa, giàu hình<br />

ảnh, màu sắc và hình khối tạo nên một dòng Hương Giang thật đẹp, thật nên thơ và như một con người đầy xúc<br />

cảm chứa chan tình yêu với cố đô Huế giàu truyền thống văn hoá. Sông Hương, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ<br />

<strong>Ngọc</strong> Tường, không còn là một dòng chảy mà là cả một nền văn hoá, cả một <strong>chi</strong>ều dài lịch sử anh hùng và một<br />

<strong>chi</strong>ều sâu tâm hồn cao quý. Người nghệ sĩ cũng lần lượt theo bước dòng sông từ thượng nguồn cho <strong>đến</strong> khi nó<br />

tạm biệt thành phố Huế thân yêu để ra cửa Thuận An và hoà mình ra biển. Và người nghệ sĩ ấy đã dừng lại rất<br />

lâu, giống như dòng sông, khi đi vào lòng thành phố.<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

“<strong>Thành</strong> công đáng kể nhất của tác phẩm chính là ở ngôn ngữ kí giàu hình tượng và giàu sức gợi cảm, điều<br />

đó đã làm nên một Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường là một trong những người viết kí hay nhất” (Nguyên <strong>Ngọc</strong>). Ở thể<br />

kí người viết <strong>có</strong> điều kiện phát huy tối đa những liên tưởng phong phú của mình vê đối tượng. <strong>Từ</strong> cảm xúc vê<br />

dòng sông tác giả đã thể hiện thành công những suy tưởng của mình về Huế, về lịch sử, về những dòng sông<br />

đẹp trên thế giới với một lối viết thật tự nhiên, dễ thấm vào lòng người. GS. Hoàng <strong>Ngọc</strong> Hiến khi viết về thể<br />

loại kí đã nhận xét: Kí Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường mang dáng dấp etxe - một thể kí đặc biệt từng xuất hiện nhiều ở<br />

phương Tây - đòi hỏi ở người viết một khả năng diễn đạt uyển chuyển, những sáng tạo khi quan sát và khéo léo<br />

khi trình bày những suy ngẫm chủ quan của mình. Giọng văn etxe thường là giọng văn nhẩn nha, thủng thẳng

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!