14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Bằng vốn hiểu biết qua những chuyến đi thực tế thâm nhập đời sống của đồng bào các dân tộc miền<br />

núi và tài năng văn chương xuất sắc, Tô Hoài đã sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc, mang đậm màu sắc<br />

Tây Bắc mà tiêu biểu nhất là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (trích từ tập Truyện Tây Bắc). Màu sắc Tây Bắc<br />

thấm đẫm tác phẩm, làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này.<br />

b) Màu sắc Tây Bắc trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài biểu hiện trước tiên ở những trang<br />

văn miêu tả đời sống con người, những cuộc đời, số phận nhân vật với những phong tục tập quán riêng. <strong>Từ</strong><br />

tên gọi <strong>đến</strong> chân dung ngoại hình, hành động... mỗi nhân vật dù là chính diện hay phản diện <strong>đề</strong>u toát lên bản<br />

sắc khó trộn lẫn của người dân vùng cao Tây Bắc. Mị, A Phủ, thống lí Pá Tra, A Sử,... mỗi nhân vật <strong>có</strong> một<br />

diện mạo riêng, cuộc đời, thân phận khác nhau nhưng <strong>đề</strong>u in đậm dấu ấn một vùng đất với văn hoá, phong<br />

tục riêng.<br />

Mị là cô gái Mông xinh đẹp, <strong>có</strong> tài thổi sáo rất hay, được bao nhiêu chàng trai theo đuổi. Mị cũng đã<br />

<strong>có</strong> người yêu. Một cô gái như vậy đáng lẽ phải sống cuộc đời hạnh phúc, song những hủ tục của người Mông<br />

đã giết chết hạnh phúc của Mị. Cha mẹ Mị từ hồi cưới nhau đã vay tiền nhà thống lí Pá Tra để làm lễ cưới,<br />

mỗi năm nộp một nương ngô cho nhà thống lí. Vậy mà <strong>đến</strong> khi mẹ Mị mất, tiền nợ vẫn chưa trả xong.<br />

Tô Hoài rất khéo léo đưa những tập tục của người Mông vào trong tác phẩm, từ đám cưới của cha mẹ Mị<br />

<strong>đến</strong> đám cưới của Mị, tục bắt vợ, tục cúng trình ma,... A Sử và người nhà thống lí Pá Tra dựa vào quyền thế<br />

đã lợi dụng những tập tục ấy bày ra những hành động ti tiện bắt Mị về ép duyên để gạt nợ, biến những ngày<br />

tháng còn lại của Mị trở thành cơn ác mộng. Tình cảnh của Mị chính là minh chứng tố cáo mãnh liệt nhất<br />

bọn cường hào cho vay nặng lãi. Nạn cho vay nặng lãi khiến cho bao nhiêu người nghèo phải phụ thuộc, cột<br />

chặt số phận vào chúa đất. Làm bao nhiêu năm, chăm chỉ cật lực cũng không trả hết nợ, Mị phải về nhà thống<br />

lí Pá Tra làm dâu, thân phận thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa. Lúc đầu Mị còn <strong>có</strong> ý thức phản<br />

kháng, Mị khóc ròng mấy tháng liền, đêm nào cũng khóc, thậm chí còn định ăn lá ngón tự tử. Vì lòng hiếu<br />

thuận, vì nghĩ cha mình đã già, <strong>đến</strong> chết vẫn không yên, vẫn mang cái nợ lớn trên đầu nên Mị mới thôi. Ý<br />

thức phản kháng, sức trẻ của Mị đã tiêu tan chỉ vì ý nghĩ: mình đã bị đem trình ma thì <strong>có</strong> chết cũng trở thành<br />

ma của nhà thống lí Pá Tra. Cũng kể từ đó, Mị không còn biết <strong>đến</strong> năm tháng, đêm ngày nữa. Một cô gái tài<br />

năng, tràn đầy sức sống, đẹp cả về tâm hồn lẫn thể chất vậy mà giờ đây chỉ còn như một cái bóng, một cái<br />

xác không hồn, lầm lũi như con rùa trong xó cửa.<br />

Thân phận nô lệ tủi nhục của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ miền núi dưới ách cai trị của chế độ<br />

phong kiến miền núi Tây Bắc. Họ là nạn nhân của hủ tục lạc hậu, của xã hội phong kiến thực dân tàn bạo, vô<br />

nhân đạo, chà đạp quyền sống, cướp đi quyền được hưởng hạnh phúc của con người.<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

A Phủ là một thanh niên khoẻ mạnh, cường tráng, chăm chỉ nhưng lại rất nghèo. Hoàn cảnh của A<br />

Phủ cũng là hoàn cảnh của rất nhiều người Mông khác: nghèo khổ, không <strong>có</strong> ruộng nương, bị bọn quan lang,<br />

thống lí bắt chẹt và trở thành nô lệ. Nhiều cô gái ước ao lấy được A Phủ. Thế nhưng vì dũng cảm đánh nhau<br />

với A Sử khi hắn <strong>đến</strong> phá đám chơi tết nên A Phủ bị bắt về làm đứa ở cho nhà thống lí. Tô Hoài đã phản ánh<br />

một tập tục nữa của người Mông, đó là tục phạt vạ, một tục lệ hết sức vô nhân đạo nhưng đã trở nên quá<br />

quen thuộc với tất cả đồng bào Mông. A Phủ bị đánh, bị bắt làm việc một cách cưỡng bức song cũng không<br />

<strong>có</strong> cách nào phản kháng lại được. Vì dường như tất cả những chuyện này là điều hiển nhiên tất yếu. A Phủ<br />

chính là nhân vật điển hình cho tầng lớp nông nô ở vùng cao Tây Bắc.<br />

<strong>Thống</strong> lí Pá Tra và A Sử là hai nhân vật đại diện cho thế lực phong kiến chúa đất tàn bạo ở miền cao<br />

Tây Bắc, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột tận cùng sức lao động của người dân, làm giàu trên mồ hôi,<br />

Trang 3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!