14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

a) Giới <strong>thi</strong>ệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá<br />

trị nội dung và nghệ thuật)<br />

b) Phân tích một số nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập<br />

- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn nghị luận chính trị bất hủ. Mạch lập luận của văn bản rất chặt chẽ,<br />

đanh thép, giọng điệu hùng hồn, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng xác thực, giàu tính luận <strong>chi</strong>ến:<br />

+ Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, tác giả trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân<br />

quyền và Dân quyền của Pháp, coi đó là nguyên lí, là tiền <strong>đề</strong>, cơ sở để lập luận.<br />

+ Phần tiếp theo của Tuyên ngôn Độc lập, tác giả tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp:<br />

Thực dân Pháp kể công “khai hóa” thì Tuyên ngôn Độc lập kể những tội ác dã man của chúng, trong<br />

đó tội nặng nhất là gây ra nạn đói giết chết hơn hai triệu đồng bào ra từ Bắc Kì <strong>đến</strong> Quảng Trị.<br />

Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” thì Tuyên ngôn Độc lập lên án chúng trong năm năm đã bán nước ta<br />

hai lần cho Nhật.<br />

Thực dân Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Tuyên ngôn Độc lập chỉ rõ Đông<br />

Dương đã là thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không<br />

phải từ tay Pháp.<br />

Thực dân Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, vậy chúng <strong>có</strong> quyền lấy lại<br />

Đông Dương, Tuyên ngôn Độc lập vạch rõ thực dân Pháp chính là kẻ phản bội Đồng minh, đã hai lần dâng<br />

Đông Dương cho Nhật. Chỉ <strong>có</strong> Việt Minh mới thực sự thuộc phe Đồng minh vì đã đứng lên đánh Nhật <strong>giải</strong><br />

phóng Đông Dương.<br />

Ngoài ra, Tuyên ngôn Độc lập còn lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp: khi trốn<br />

chạy còn tàn sát các <strong>chi</strong>ến sĩ cách mạng ở trong tù. Ngược lại, Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo khi giúp đỡ<br />

chúng chạy qua biên giới.<br />

+ Phần cuối của Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra một kết luận không ai <strong>có</strong> thể phủ nhận được: Nước<br />

Việt Nam <strong>có</strong> quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập; kêu gọi nhân dân<br />

thế giới ủng hộ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và tuyên bố với thế giới về quyền độc lập, tự do<br />

<strong>thi</strong>êng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam cũng như quyết tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam<br />

trong việc bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy.<br />

c) Liên hệ với tập thơ Nhật kí trong tù<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

- Nhật kí trong tù là tập <strong>nhật</strong> kí bằng thơ được viết trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng<br />

Giới Thạch giam cầm từ mùa thu năm 1942 <strong>đến</strong> mùa thu năm 1943. Tập thơ ghi lại những tâm trạng, cảm<br />

xúc, suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người <strong>chi</strong>ến sĩ cách mạng trong hoàn<br />

cảnh <strong>thử</strong> thách nặng nề của chốn lao tù. Qua đó, làm hiện lên bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh; nhạy<br />

cảm trước vẻ đẹp của <strong>thi</strong>ên nhiên và chan chứa tấm lòng nhân đạo; <strong>có</strong> trí tuệ sắc sảo, uyên thâm; <strong>có</strong> ý chí,<br />

nghị lực phi thường và tâm hồn khát khao tự do.<br />

- Một con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của <strong>thi</strong>ên nhiên và chan chứa tấm lòng nhân đạo:<br />

+ Một tâm hồn nghệ sĩ giàu rung động trước vẻ đẹp của <strong>thi</strong>ên nhiên đất trời mặc dù thân thể bị xiềng xích<br />

gông cùm. Đó là vẻ đẹp của trăng sao, của hừng đông buổi sớm, của làng xóm ven sông... mà nhà thơ bắt gặp<br />

trên đường chuyển lao (Ngắm trăng; Giải đi sớm; Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh; Mới ra tù, tập leo<br />

Trang 3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!