14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Khoảng khắc mà người nghệ sĩ nắm bắt được qua bức ảnh không phải là khoảnh khắc dối lừa, nhưng sự thực<br />

sau khoảnh khắc ấy là cả một thế giới nhân sinh đầy nghịch lí. Để thấu hiểu được thế giới ấy, người nghệ sĩ<br />

phải tiếp tục khám phá cuộc sống, khám phá sự thực ẩn sau cái khoảnh khắc mà anh ta đã thâu nhận được<br />

đầy bất ngờ. Bởi vì cái đẹp đồng nhất với đạo đức, đồng nhất với sự thực, không chấp nhận sự thô lậu cũng<br />

như thái độ nửa vời, hời hợt.<br />

- Cuộc sống là vô tận và <strong>có</strong> muôn vàn bí ẩn, nhiều nghịch lí, nhiều bi kịch ẩn chứa sau vẻ đẹp hình thức<br />

mà người nghệ sĩ cần đi sâu khám phá.<br />

+ Thế giới nhân sinh đầy nghịch lí và bị kịch ẩn chứa sau khoảnh khắc đột khởi của cái đẹp trong bức<br />

ảnh: Cần lưu ý rằng, toàn bộ sự thực được phơi bày sau khoảnh khắc bấm máy của người nghệ sĩ không phải<br />

là sự phủ nhận cái đẹp mà người nghệ sĩ đã bất chợt nắm bắt được. Bởi lẽ, ngay trong phút giây bấm máy ấy,<br />

cái thế giới lặng phắc và đầy bí ẩn của con thuyền, những bóng người, màn sương hồng trong ánh ban mai<br />

kia là toàn bộ cái thần của cảnh tượng, chợt hiện hữu, nhưng chưa được khai mở trong cái nhìn của người<br />

nghệ sĩ cũng như của tất cả những ai đứng trước bức ảnh – tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ của anh. Những gì<br />

người nghệ sĩ chứng kiến sau khoảnh khắc ấy là một cuộc khám phá tiếp theo, không hề đối nghịch với bức<br />

ảnh, mà chỉ soi tỏ hơn bản chất của cái khoảng khắc kì lạ, đột khởi mà người nghệ sĩ đã chứng kiến là một sự<br />

soi <strong>chi</strong>ếu toàn bộ “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, là sự <strong>giải</strong> mã thế giới biểu tượng mà anh<br />

vừa thu vào trong ống kính một cách xuất thần, đột ngột, chưa kịp thấu suốt các <strong>chi</strong>ều kích khác nhau của nó.<br />

+ Sau khoảnh khắc lặng phắc là sự bùng nổ của xung đột, bi kịch: ống kính của Phùng đã thu được hình<br />

ảnh “người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên <strong>chi</strong>ếc mui khum khum, đang hướng mặt vào<br />

bờ”. Đó là khoảnh khắc lặng phắc, đầy dồn nén, chứa đựng một năng lượng tiềm tàng của thế giới nghệ thuật<br />

trong tác phẩm. Những gì anh nhìn thấy sau đó trên bãi cát là sự bùng nổ, sự phát lộ toàn bộ những xung đột,<br />

những năng lượng tiềm tàng ấy: người đàn ông độc dữ, người đàn bà bị hành hạ, chà đạp; đứa con trai nhỏ<br />

chống lại cha vì không thể chấp nhận được sự bạo hành khủng khiếp ấy. Sự “im phăng phắc” đã nổ tung. Đó<br />

là toàn bộ bi kịch của sự sinh tồn trên con thuyền trước bình minh. Bi kịch ấy được phơi bày ngay trên bãi<br />

cát, nơi con thuyền neo đậu, ngay dưới ánh ban mai màu hồng. Bi kịch ấy làm người nghệ sĩ choáng váng,<br />

phẫn nộ và cũng khiến anh phát hiện thêm một <strong>chi</strong>ều kích nữa của đời sống: thế giới nhân sinh trên con<br />

thuyền nhỏ nhoi trước biển, trước ánh bình minh kia là một thế giới dữ dội, đau đớn. Cuộc mưu sinh và cộng<br />

sinh trên con thuyền đầy nhọc nhằn, cay đắng là sự xung đột không ngừng giữa phần nhân tính và thú tính.<br />

+ Sau toàn bộ những xung đột dữ dội tưởng như không thể dung hòa, không thể chấp nhận được là bản<br />

chất sâu xa của đời sống: cuộc vật lộn và giằng co trên bãi cát, trong mắt Phùng – người vừa chụp bức ảnh<br />

con thuyền trong sương sớm – hiển nhiên là sự lộng hành, sự chế ngự của cái ác, của bạo lực. Cái thế giới<br />

nhân sinh ấy tưởng như tương phản hoàn toàn với thế giới nghệ thuật mà anh vừa thâu tóm trong bức ảnh<br />

thực chất, hai thế giới ấy không thể tách rời. Toàn bộ những gì diễn ra trên bãi cát chỉ là một <strong>chi</strong>ều kích khác<br />

của bức ảnh, của những cảnh tượng mà người nghệ sĩ vừa nắm bắt được. Cuộc đối thoại giữa vị chánh án với<br />

người đàn bà, giữa người nghệ sĩ và người đàn bà lại mở ra một <strong>chi</strong>ều kích nữa của hiện thực. Cảm quan hiện<br />

thực sâu sắc của <strong>Nguyễn</strong> Minh Châu đã thể hiện rất rõ ở những <strong>chi</strong> <strong>tiết</strong> này.<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

- Nghệ thuật cần khám phá, miêu tả và thể hiện cuộc sống từ những <strong>chi</strong>ều kích khác nhau. Với hệ<br />

thống hình tượng và những tầng nghĩa khác nhau của câu chuyện, Chiếc thuyền ngoài xa đã biểu hiện quan<br />

niệm nghệ thuật sâu sắc của <strong>Nguyễn</strong> Minh Châu: người nghệ sĩ là người khám phá và biểu hiện bản chất của<br />

đời sống ở những <strong>chi</strong>ều kích khác nhau. Thế giới nghệ thuật là thế giới hàm chứa trong nó các tầng khác<br />

nhau của hiện thực.<br />

Trang 4

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!