14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

con người xuất hiện khiến cho cảnh vật càng trở lên sinh động. Tác giả không nói rõ người ấy là ai, cũng chẳng<br />

rõ hình dáng khuôn mặt, chỉ biết người ấy ẩn ẩn hiện hiện sau màu xanh của lá trúc. Đó cũng <strong>có</strong> thể là một<br />

người đang chăm sóc vườn, cũng <strong>có</strong> thể là một người khách <strong>đến</strong> thăm. Nhưng cũng <strong>có</strong> những câu thơ mà cảnh<br />

<strong>thi</strong>ên nhiên, nhưng nó đã bị vương một chút gì đó của sự tan rã, <strong>chi</strong>a li. Gió thổi mây bay, từ xưa <strong>đến</strong> nay gió<br />

với mây vốn vẫn luôn quấn quýt với nhau, chẳng mấy khi tách rời. Vậy mà ở đây, gió đi một đường, mây đi<br />

một nẻo, hai con đường ấy không trùng nhau. Gió với mây <strong>chi</strong>a li, dòng nước cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh.<br />

Tất cả như dừng lại vì chán nản, chỉ còn những bông hoa bắp ở hai bên bờ khẽ khàng lay động, như vô tình<br />

không biết, hay <strong>có</strong> lẽ là đang quan tâm, an ủi dòng sông đang buồn trước cảnh <strong>chi</strong>a li. Giữa cảnh thực, Hàn Mặc<br />

Tử bỗng lại vẽ lên con thuyền và bến sông trăng. Thuyền sắp đi, liệu <strong>có</strong> chờ kịp trăng để chở trăng về tối nay.<br />

Cái mờ ảo thấm đẫm từng câu thơ, hư hư thực thực. Thuyền trăng, bến sông trăng, đó chỉ là những thứ mà tác<br />

giả tưởng tượng ra, là ảo ảnh, là sự tiếc nuối, lỡ làng của một kiếp sống dở dang với đời, với tình.<br />

Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường chọn điểm nhìn là sông Hương, đặt<br />

trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn. Vẻ đẹp của xứ Huế hiện lên ở rất nhiều góc độ từ quá khứ<br />

cho <strong>đến</strong> hiện tại, từ lịch sử, thơ văn <strong>đến</strong> địa lí, văn hóa... Vì thế vùng đất cố đô hiện lên toàn diện hơn, hiện thực<br />

hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất<br />

kinh thành cổ xưa. Bài kí đã thể hiện một tấm lòng <strong>thi</strong>ết tha, say đắm của nhà văn với cảnh và người xứ Huế.<br />

Một nhà văn nước ngoài nói: “Có ba khả năng cơ bản của một nhà tiểu thuyết: anh ta kể một câu chuyện, anh ta<br />

tả một câu chuyện, anh ta suy nghĩ một câu chuyện”. Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường là loại thứ ba, đúng hơn, ông là<br />

cả ba nhưng <strong>thi</strong>ên về loại thứ ba. Ông kể, ông tả để mà suy nghĩ, phải chăng ở đây đã <strong>có</strong> một sự hòa hợp, tương<br />

giao linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm,<br />

tinh tế. Phải là sự tương giao <strong>đến</strong> mức hoàn <strong>thi</strong>ện, chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn không dễ một lần<br />

thứ hai viết được.<br />

Nhà văn còn <strong>có</strong> nét đặc sắc trong lối viết kí. Ngòi bút phóng túng, tài hoa, với sự liên tưởng kì diệu, kết hợp<br />

hài hòa giữa trí tuệ và cảm xúc, khách quan và chủ quan, thể hiện một cái tôi hấp dẫn trong một bài kí tâm hồn.<br />

Nhà văn cứ rỉ rả, cứ lặng lẽ kể ra, viết ra những dòng chữ bình dị nhất nhưng đồng thời cũng là tâm huyết nhất<br />

trong trái tim một nhà văn tài năng. Xuất phát từ đặc điểm của thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơ nghiêng<br />

về cảm xúc, tâm trạng. Bút kí không chỉ đòi hỏi <strong>có</strong> cảm xúc mà ít nhiều <strong>có</strong> tính xác thực và khách quan. Đối<br />

với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giả từng gắn bó, giờ đã trờ thành kỉ niệm. Còn Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường là<br />

người con của xứ Huế nên chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn máu thịt của ông.<br />

Đoạn văn là những trải nghiệm của bản thân, tạo nên những trang viết uyên bác, lôi cuốn, ngôn ngữ phong<br />

phú, uyển chuyển, nồng nàn chất thơ, lãng mạn, trữ tình. Phải là sự tương giao <strong>đến</strong> mức hòa quyện chặt chẽ mới<br />

sinh ra được những áng văn tài hoa, không dễ một lần thứ hai viết được. “Nhà văn là người làm văn phải coi<br />

sóc <strong>đến</strong> văn khi viết. Huống <strong>chi</strong> đây, Huế lại là một đối tượng rất văn, nên văn. Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường bằng<br />

những bài viết về Huế đã làm đẹp thêm thành phố của mình. <strong>Thành</strong> phố của anh trên trang viết không giống ai<br />

và không ai <strong>có</strong>” (Phạm Xuân Nguyên).<br />

3. Kết bài<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

Bằng ngòi bút tinh tế, cảm xúc chân thành và một tấm lòng yêu thương của Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường đã vẽ<br />

nên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương. Một vẻ đẹp rất riêng, rất dịu dàng, rất Huế khiến người đọc muốn<br />

một lần <strong>đến</strong> đó tận hưởng.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!