14.06.2019 Views

Bộ đề thi thử 2019 môn Ngữ Văn - Từ ThS Đỗ Ngọc Thống, ThS Nguyễn Thành Huân gồm 49 đề có lời giải chi tiết (cập nhật đến 14.6.2019)

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

https://app.box.com/s/oluxh6eurjfnl6hnzmctvf8luhuf36wj

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

đẹp càng trở nên gợi cảm, hấp dẫn, lại như biết làm mới mình, trang điểm cho mình đẹp hơn trước khi gặp<br />

người tình mà nó mong đợi.<br />

Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường đã vẽ lên bằng chất liệu ngôn từ cái dáng điệu yêu kiều và rất tạo hình của sông<br />

Hương khi nó ở ngoại vi thành phố Huế. Nhà văn không chỉ tái hiện một cách chân thực dòng chảy tự nhiên<br />

trên bản đồ địa lí của dòng sông mà quan trọng hơn là biến cái thủy trình ấy thành một hành trình của người<br />

con gải đẹp, duyên dáng và tình tứ. Đó cũng chỉnh là cảm nhận riêng, độc đáo và đầy <strong>thi</strong> vị của Hoàng Phủ<br />

<strong>Ngọc</strong> Tường về sông Hương trước khi nó chảy vào lòng thành phố thân yêu.<br />

Đó còn là “vẻ đẹp trầm mặc như triết lí như cổ <strong>thi</strong> của sông Hương”. Đi giữa <strong>thi</strong>ên nhiên, sông Hương<br />

cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời <strong>Nguyễn</strong>. Con sông hiền hòa<br />

ở ngoại vi thành phố như đang nép mình bên giấc ngủ nghìn năm của các vua chúa được phong kín trong<br />

lòng những rừng thông u tịch. Chảy bên những di sản văn hóa ấy, sông Hương như khoác lên mình tấm áo<br />

trầm mặc mang cái triết lí cổ <strong>thi</strong> của cố nhân. Dòng sông hay chính dòng chảy của lịch sử vẫn bền bỉ chảy<br />

qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay. Tác giả đã nhắc lại một vần thơ cổ gợi lên không khí,<br />

khung cảnh u tịch và trầm mặc của rừng thông, của dòng sông, của những thành quách và những đồi núi lô<br />

xô ở đây. Ai đã một lần <strong>đến</strong> thăm thú Khiêm Lăng (lăng vua Tự Đức) mới cảm nhận hết được vẻ đẹp mà tác<br />

giả muốn nhắc <strong>đến</strong>:<br />

Bốn bề núi phủ mây phong<br />

Mảnh trăng <strong>thi</strong>ên cổ bóng tùng Vạn Niên.<br />

Sắp <strong>đến</strong> thành phố mến thương, mặt nước sông Hương trở nên mơ màng, phẳng lặng trong tiếng chuông<br />

chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa bạt ngàn tiếng gà của những xóm làng.<br />

Sông Hương trong lòng thành phố Huế còn như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Miêu tả dòng<br />

sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường chọn cho mình kênh tiếp cận là âm nhạc. Ở góc độ này,<br />

sông Hương chính là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Trong tiếng Anh, “slow” <strong>có</strong> nghĩa là chậm và<br />

sông Hương như một giai điệu trữ tình chậm rãi dành riêng cho xứ Huế. Có thể thấy Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường<br />

đã tinh tế khi nhìn ra một đặc trưng của Hương giang. So với các dòng sông khác của Việt Nam và thế giới,<br />

lưu tốc của sông Hương không nhanh. Điều này đã được nhà văn lí <strong>giải</strong> từ đặc điểm địa lí: “những <strong>chi</strong> lưu ấy<br />

cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước khiến cho sông Hương khi đi<br />

qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. Để làm nổi bật hơn cái đặc<br />

trưng này, nhà văn đã liên tưởng, so sánh với sông Nê-va băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra<br />

bể Ban-tích. Lưu tốc của con sông này nhanh <strong>đến</strong> mức không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với nguời bạn<br />

của chúng đang ngẩn ngơ trông theo.<br />

NGUYEN THANH TU PRODUCTION<br />

Tuy nhiên, tất cả sự lí <strong>giải</strong> và so sánh nêu trên chưa lột tả được hết cái mệnh <strong>đề</strong> mà Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong><br />

Tường đã khái quát về sông Hương khi nó chảy giữa lòng thành phố: “điệu slow tình cảm dành riêng cho<br />

Huế”. Mượn câu nói của Hê-ra-lít - nhà triết học Hi Lạp, trong một cách nói thật hình ảnh “khóc suốt đời vì<br />

những dòng sông trôi đi quá nhanh”, Hoàng Phủ <strong>Ngọc</strong> Tường đã đem <strong>đến</strong> một kiến <strong>giải</strong> khác, hết sức thú vị<br />

và độc đáo về lưu tốc của dòng sông mà ông yêu quý. Đó là cách lí <strong>giải</strong> bằng trái tim: sông Hương chảy<br />

chậm, điệu chảy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình, nó muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành<br />

phố thân thương trước khi phải rời xa. Đó là tình cảm của sông Hương với Huế hay chính là tình cảm của<br />

nhà văn với sông Hương, với xứ Huế mộng mơ. Sự ngập ngừng vấn vương ấy chính là vẻ đẹp của Hương<br />

giang mà Thu Bồn từng <strong>có</strong> lần cảm nhận:<br />

Trang 6

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!