10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

3. Pha nhộng<br />

Nhộng đực có kích thước nhỏ hơn nhộng cái. Chiều dài cơ thể nhộng đực và cái<br />

trung bình tương ứng là 2,52 ± 0,24 cm và 3,3 ± 0,25 cm. Trọng lượng nhộng đực và<br />

nhộng cái trung bình tương ứng là 0,3786 và 0,6865 gam. Lúc đầu nhộng có màu vàng<br />

nhạt, sau khi vũ hóa vài ngày thì chuyển sang màu sẫm hơn, cuối cùng, khi chuẩn bị<br />

vũ hóa, nhộng có màu nâu tối. Nhộng có phần đầu nhỏ hơn phần đuôi. Trên mỗi đốt<br />

bụng của nhộng có hai hàng gai tạo thành 2 đai rõ rệt. Đốt bụng thứ nhất không có lỗ<br />

thở. Các đốt bụng còn lại đều có lổ thở lộ rõ hình bầu dục. Lưng nhộng gồ cao hơn<br />

phần bụng. Thời gian phát dục pha nhộng kéo dài trung bình khoảng 13,9 ± 1,0 ngày<br />

(Bảng 1).<br />

4. Trưởng thành<br />

Nhộng thường vũ hóa vào buổi chiều. Ngài trưởng thành có cánh màu vàng đất,<br />

trên cánh có các chấm màu vàng nghệ nhỏ, cánh ngắn hơn bụng. Các đốt bụng có đai<br />

lông ngăn cách. Râu đầu ngắn, 2/3 chiều dài râu ngài cái (phần gốc) có dạng răng lược<br />

kép, phần roi râu còn lại có dạng sợi chỉ. 3/4 chiều dài râu ngài đực có dạng răng lược<br />

kép, phần còn lại cũng có dạng sợi chỉ. Ngài có một gai ngọn trông như mỏ chim, ngài<br />

đực có kích thước nhỏ hơn ngài cái, chiều dài cơ thể ngài đực và cái trung bình tương<br />

ứng là 2,15 ± 0,11 cm và 3,01 ± 0,25 cm. Ngài đực có sải cánh trung bình rộng khoảng<br />

3,64 ± 0,15 cm. Ngài cái có sải cánh trung bình rộng khoảng 4,8 ± 2,23 cm.<br />

Ngài cái có khả năng đẻ được 90% số trứng. Khả năng đẻ trứng trung bình của<br />

1 con ngài cái là 327,85 ± 45,51 trứng. Quan hệ giữa khả năng đẻ trứng (Y, số quả<br />

trứng/ngài cái) và chiều dài nhộng cái (X, cm) được thể hiện bằng hàm tương quan<br />

sau: Y = 225,31 X -360,25. Hệ số tương quan r = 0,77 có ý nghĩa ở mức xác suất 99%.<br />

Ngài trưởng thành có xu tích ánh đèn khá mạnh. Ngài đực thường vào đèn<br />

nhiều hơn ngài cái gấp 2,2 lần.<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

1. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Đức Quang (1998). “Tình hình gây hại của một số sâu bệnh<br />

hại chính trên giống mía ROC1, ROC10 ở vùng miền Đông Nam bộ”, Tạp chí BVTV, số<br />

3/1998.<br />

2. Cao Anh Đương (1998). Thành phần côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt sâu đục thân<br />

mía. Đặc điểm sinh học sinh thái bọ đuôi kẹp sọc Anisolabis annulipes Lucas và ong đen<br />

Telenomus sp. trong vụ mía đông xuân 1997-1998) tại Viện Nghiên cúu mía đường - Bến<br />

Cát – Bình Dương, Luận án Thạc sỹ KHNN, Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.<br />

3. Lương Minh Khôi (1997). Phòng trừ sâu đục thân hại mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp,<br />

Hà Nội.<br />

4. Nguyễn Đức Quang (1997). “Nhận xét bước đầu sâu đục thân hại mía vùng miền Đông<br />

Nam bộ”, Tạp chí BVTV, số 2/1997.<br />

5. Viện Nghiên cứu Mía Đường (1999). “Một số kết quả nghiên cứu về loài sâu đục thân<br />

hại mía Pharagmatoecia sp. ở vùng miền Đông Nam bộ”, Thông báo khoa học tại tiểu ban<br />

trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Nam, Đà Lạt, tháng 7/1999.<br />

6. Wirloatmodjo B. (1980). Personal Communication.<br />

7. David H., Easwaramoorthy S., Jayanthi R. (1986). Sugarcane entomology in India,<br />

Sugarcane Breeding Institute. Coimbatore, India.<br />

94

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!