10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN<br />

MÌNH HỒNG LỚN SESAMIA SP.(LEP. : NOCTUIDAE) HẠI MÍA<br />

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ<br />

TS. Nguyễn Đức Quang, KS. Trần Thị Mỹ Dung, KS. Dương Công Thống<br />

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Trong số các loài sâu đục thân hại mía đã phát hiện thấy ở vùng Đông Nam<br />

bộ, có 02 loài sâu đục thân mình hồng là sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp.<br />

và sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker. Trong 2 loài này, loài sâu<br />

đục thân mình hồng lớn Sesamia sp. chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng so với loài<br />

sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker; cùng với sâu đục thân mình<br />

tím Phragmataecia castaneae Hub. và sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus<br />

Boj là những sâu hại mía quan trọng ở vùng Đông Nam bộ. Những nghiên cứu về<br />

sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp. ở nước ta chưa nhiều. Bài viết này cung<br />

cấp kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục thân<br />

mình hồng lớn hại mía.<br />

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

Thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục thân<br />

mình hồng lớn (SĐTMHL) được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Mía Đường cũ (Trung<br />

tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường hiện nay), trong tủ sinh thái SANYO ML-<br />

350H (ở nhiệt độ 25 o C và 30 o C, ẩn độ 80%) và trong điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt<br />

độ trung bình 29,6 o C, ẩm độ 75,7%. Thức ăn cho sâu là mía và lúa. Hàng ngày thay<br />

thức ăn, theo dõi sự lột xác phát triển của sâu thí nghiệm<br />

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />

1. Tập tính và hoạt động sống của các pha<br />

Trứng của loài Sesamia sp. được đẻ ở phía trong bẹ lá giáp thân cây mía. Tỷ lệ<br />

trứng đẻ ở bẹ lá cao nhất chiếm 79,4% tổng số. Tỷ lệ trứng đẻ ở 1/2 phía gốc mầm mía<br />

đứng thứ 2 chiếm 20,0%. Một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,6%) đẻ trên phiến lá và gốc mía.<br />

Trưởng thành cái đẻ trứng thành ổ, trứng được xếp 2 - 3 hàng song song. Các trứng<br />

trong cùng một ổ được gắn với nhau thành một lớp liền, mỏng bằng một lớp keo dính<br />

trong suốt. Khi nở sâu non đục 1 lỗ trên đỉnh của trứng và chui ra ngoài, sau khi nở sâu<br />

non ăn vỏ trứng để lại nguyên hình vết ổ trứng ở vị trí ban đầu.<br />

Sâu non tuổi 1 sống tập trung và ít di chuyển, chủ yếu ăn sương và nước đọng.<br />

Sâu non tuổi 1 bắt đầu hại lớp biểu bì ở phía trong bẹ lá non. Sâu non tuổi 2 bắt đầu<br />

phân tán, tìm những vị trí có biểu bì mềm thích hợp như ngọn, mầm mía để đục và xâm<br />

nhập vào thân cây. Sâu non có đặc tính thích sống tập thể. Ở một đường đục trong thân<br />

cây mía có thể có hàng chục sâu non cùng chung sống. Đường đục dọc thân cây có thể<br />

kéo dài từ 4 tới 15 lóng, thỉnh thoảng đường đục trong thân phình to ra, đây là nơi tập<br />

trung ẩn náu của sâu non. Sâu non ăn ruột thân cây và thải phân ra ngoài qua lỗ đục. Sâu<br />

non tuổi 4 và tuổi 5 sau một thời gian gây hại có thể di chuyển sang cây khác để gây hại.<br />

138

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!