10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6/2003, trang 20-23<br />

SỰ GIẢM KHẢ NĂNG KÝ SINH TRỨNG SÂU ĐỤC THÂN MÍA 4 VẠCH<br />

(CHILO SACCHARIPHAGUS BOJER) CỦA ONG MẮT ĐỎ<br />

TRICHOGRAMMACHILOMIS ISHII, SAU NHIỀU THẾ HỆ<br />

NHÂN NUÔI BẰNG TRỨNG NGÀI GẠO<br />

150<br />

Th.S. Cao Anh Đương<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Ong mắt đỏ giống Trichogramma (họ Trichogrammatidae, bộ Hymenoptera) đã<br />

được sử dụng trong phòng trừ các loài sâu đục thân mía từ những năm 1920 ở vùng<br />

Louisiana (Hoa Kỳ) và Barbados (Hinds và Spencer, 1930: Manjunath, 1991). Hiện nay<br />

biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico,<br />

Philippines, Đài Loan, Pakistan,... (Metcalfe và Breniere, 1969; David và<br />

Easwaramoorthy, 1986; Ashraf và Fatima, 1996; Manjunath, 1991;...).<br />

Ở Việt Nam, loài ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii cũng đã được nuôi<br />

nhân, thả để trừ sâu đục thân mía 4 vạch Chilo sachhariphagus Bojer và sâu đục ngọn<br />

Scirpophaga nivella Fabricius từ 1990 (Phạm Bình Quyền và nnk, 1994. Tuy nhiên,<br />

hiệu quả của việc thả ong thường không ổn định. Một trong những lý do chủ yếu là<br />

nguồn ong giống không được tuyển chọn chặt chẽ.<br />

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ong mắt đỏ T. chilonis trong phòng trừ sâu đục<br />

thân mía 4 vạch ở miền Đông Nam bộ, chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn chủng ong<br />

mắt đỏ T.chilonis có khả năng nuôi nhân tốt với hiệu quả ký sinh cao.<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

Các chủng ong mắt đỏ được thu từ các ổ trứng sâu đục thân mía 4 vạch Chilo<br />

sacchariphagus Bojer ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Phú Giáo (Bình Dương), Tân Châu<br />

(Tây Ninh) và Xuân Lộc (Đồng Nai). Việc xác định và chuẩn đúng loài Trichogramma<br />

chilonis Ichii được tiến hành theo phương pháp giải phẫu bộ phận sinh dục đực và so<br />

sánh với mẫu lam chuẩn dưới kính hiển vi. 24 giờ sau khi ong vũ hoá trưởng thành từ<br />

các ổ trứng sâu đục thân 4 vạch bị ký sinh thu thập được từ các vùng mía nêu trên,<br />

dùng ống hút hút khoảng 90 ong cái trưởng thành của mỗi chúng cho riêng vào từng<br />

ống nghiệm đánh số từ 1 - 90, có kích thước 2,5 cm x 25cm, cho vào 30 ống nghiệm<br />

đầu tiên mỗi ống nghiệm 2 ổ trứng sâu đục thân mía 4 vạch mới đẻ 1 ngày tuổi có<br />

khoảng 15 - 35 quả trứng/ổ), cho vào 30 ống nghiệm tiếp theo mỗi ống nghiệm 2 bản<br />

giấy dán trứng ngài gạo Corcyra cephalonica Stainton 1 ngày tuổi 100 trứng bản giấy<br />

dán trứng có kích thước 2 cm x 2 cm) và cho vào 30 ống nghiệm còn lại mỗi ống<br />

nghiệm 2 bản giấy dán trứng trứng ngài sáp ong Galleria mellonella Linnaeus 1 ngày<br />

tuổi ( khoảng 70 trứng bản giấy dán trứng kích thước 2 cm x 2 cm). Sau 24 giờ, tiến<br />

hành tách, chuyển các bản giấy dán trứng sâu 4 vạch hoặc bản giấy dán trứng ngài gạo<br />

và ngài sáp ong đã nhiễm ong sang các ống nghiệm khác. Sau khi nhiễm ong 5 ngày,<br />

tiến hành đếm và xác định tỷ lệ trứng bị ký sinh. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần/chủng<br />

trong 3 ngày liên tục, ở điều kiện nhân tạo trong tủ sinh thái SANYO MLR-350H, với<br />

nhiệt độ trung bình 26 ± 0,5 o C, ẩm độ 70%, chu kỳ chiếu sáng 12 giờ sáng: 12 giờ tối.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!