10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

NGHIÊN CỨU VỀ KHOẢNG CÁCH HÀNG VÀ CÁCH ĐẶT HOM<br />

TRỒNG CHO CÂY MÍA Ở NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN<br />

TS. Đỗ Ngọc Diệp, ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Nhìn chung, năng suất mía ở nước ta còn rất thấp so với tiềm năng, nhiều nhà<br />

máy còn thiếu nguyên liệu, chất lượng mía không cao, tổng thu hồi thấp. Theo số liệu<br />

báo cáo của Bộ NN & PTNT tháng 8/2005 thì năng suất bình quân 51,8 tấn/ha trên<br />

diện tích 280.000 ha, tiêu hao mía/đường là 10,1 trong vụ mía 2004-2005. Trong khi<br />

đó một số nước sản xuất mía đường tiên tiến trên thế giới đã đạt được thành công đáng<br />

kính nể: năng suất mía bình quân 85 -90 tấn/ha, chữ đường 12 - 14% và tỷ lệ thu hồi 6<br />

- 7 mía/đường (Theo báo cáo công nghiệp mía đường Úc giai đoạn 1996 - 2002).<br />

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng<br />

mía ở Tây Nguyên và Nam bộ là chưa có qui trình thâm canh phù hợp cho cơ cấu<br />

giống chín rải vụ cho từng vùng. Trong đó, chế độ làm đất, khoảng cách hàng trồng,<br />

chế độ phân bón (lượng phân bón và kỹ thuật bón), biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón<br />

phân, phòng trừ sâu bệnh hại và biện pháp thu hoạch còn thiếu sự đầu tư nghiên cứu<br />

một cách có hệ thống và đồng bộ.<br />

Vì vậy, nhằm từng bước hoàn thiện qui trình thâm canh mía phù hợp cho vùng<br />

mía Tây Nguyên và Nam bộ để tăng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu; chúng<br />

tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về khoảng cách hàng và cách đặt hom trồng cho cây<br />

mía ở Nam bộ và Tây Nguyên”.<br />

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

1. Địa điểm<br />

- Đại diện cho vùng Đông Nam bộ: Bến Cát - Bình Dương.<br />

- Đại diện cho vùng Tây Nam bộ: Long Mỹ - Hậu Giang.<br />

- Đại diện cho vùng Tây Nguyên: EaKar - Đăk Lăk.<br />

2. Thời gian thực hiện<br />

Từ tháng 11/2002 đến tháng 12/2004.<br />

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />

Đánh giá ảnh hưởng 3 loại khoảng cách hàng trồng (0,8m; 1,0m và 1,2 m) và 3<br />

cách đặt hom trồng (hom đôi; hom so le và hom đơn). Khảo nghiệm bao gồm 9<br />

nghiệm thức, bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), lặp lại 3 lần, ô<br />

khảo nghiệm 100 m 2 . Khảo nghiệm được bố trí ở 3 địa điểm Bến Cát - Bình Dương<br />

(đất xám bạc màu), Long Mỹ - Hậu Giang (đất phèn chua nhiễm mặn) và ở EaKar -<br />

Đắk Lắk (đất xám cát); theo dõi, đánh giá qua 2 vụ mía (mía tơ + mía gốc 1).<br />

Nội dung các nghiệm thức:<br />

+ CT 1: Khoảng cách hàng 0,8 m; đặt hom đôi (hom 2).<br />

+ CT2: Khoảng cách hàng 0,8 m; đặt hom so le (hom 1,5).<br />

+ CT 3: Khoảng cách hàng 0,8 m; đặt hom đơn (hom 1).<br />

+ CT 4: Khoảng cách hàng 1,0 m; đặt hom đôi (hom 2).<br />

182

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!