10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA MỚI TỪ NGUỒN NHẬP NỘI<br />

CHO VÙNG MÍA ĐĂK LĂK<br />

ThS. Lê Quang Tuyền<br />

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Đăk Lăk là tỉnh nằm trong vùng Tây Nguyên – một vùng có vị trí chiến lược về<br />

kinh tế xã hội và quốc phòng. Nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân<br />

là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển và ổn định cho vùng Tây Nguyên.<br />

Tại tỉnh Đăk Lăk (trước đây), sự có mặt của hai công ty mía đường đã thúc đẩy<br />

cây mía trở thành cây tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa<br />

phương cũng như tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người trồng mía trong những<br />

năm gần đây. Tuy nhiên, do bộ giống mía của tỉnh nhà còn nghèo nàn với hầu hết các<br />

giống cũ đang bị thoái hóa, chất lượng trung bình như F156, My55-14, Cuba xanh,<br />

Cuba đỏ cộng với sự biến động về giá cả đường trên thị trường trong những năm gần<br />

đây, ngành đường bị thua lỗ kéo theo việc sản xuất mía của nông dân không có hiệu<br />

quả kinh tế cao.<br />

Để bổ sung các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao vào cơ cấu giống<br />

hiện có, tạo ra sự đột phá trong việc nâng cao lợi nhuận cho người trồng mía cũng như<br />

hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy đường trong tỉnh, chúng tôi đã thực<br />

hiện đề tài “Tuyển chọn giống mía mới từ nguồn nhập nội cho vùng mía Đăk Lăk”.<br />

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

Thí nghiệm được bố trí tại Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk, theo kiểu khối hoàn toàn<br />

ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp, so sánh 5 giống mía mới nhập nội với giống đối<br />

chứng My55-14 (đ/c) ở vụ mía tơ (năm 2003) và vụ mía gốc (năm 2004).<br />

Số liệu thu thập được xử lý thống kê trên phần mềm MSTAT-C.<br />

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />

1. Khả năng mọc mầm, tái sinh và đẻ nhánh<br />

Đánh giá một số chỉ tiêu nông học làm cơ sở khoa học cho mô tả và xây dựng<br />

qui trình chăm sóc cây mía. Kết quả mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh được ghi nhận<br />

ở Bảng 1.<br />

Khí hậu Buôn Ma Thuột, hàng năm hạn từ tháng 1 đến tháng 3, thời kỳ hơi khô<br />

là tháng 4 và tháng 12 (Trần An Phong và cộng sự, 2003) do đó thời kỳ mọc mầm<br />

trong vụ mía tơ (tháng 1 và tháng 2 năm 2003) của các giống trong thí nghiệm không<br />

đủ ẩm độ cho mía mọc mầm. Vì vậy, các giống trong thí nghiệm chỉ mọc mầm ở mức<br />

trung bình, tỷ lệ mọc mầm biến động từ 40% (C85-212) đến 51,63% (C85-284), tương<br />

đương với tỷ lệ mọc mầm của giống đ/c My55-14 (48,3%).<br />

Thời kỳ tái sinh của mía gốc (tháng 1/2004) cũng rơi vào mùa cao điểm khô<br />

hạn nên các giống trong thí nghiệm tái sinh ở mức độ trung bình, sức tái sinh biến<br />

động từ 0,77 chồi/gốc (C85-284) đến 0,99 chồi/gốc (C85-212 và C140-81). Kết quả<br />

trong Bảng 1 cũng cho thấy sức tái sinh của các giống trong thí nghiệm không có sự<br />

khác biệt thống kê mức 95% so với giống đ/c My55-14.<br />

33

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!