10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5/2002, trang 3-6<br />

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐỐI SÂU ĐỤC THÂN<br />

MÌNH HỒNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA CÓ TRIỂN VỌNG<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Nguyễn Đức Quang<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

Phạm Văn Lầm<br />

Viện Bảo vệ Thực vật<br />

Sâu đục thân mình hồng (Sesamia inferens Walker) là một trong những loài sâu<br />

đục thân quan trọng gây thiệt hại nặng cho mía ở vùng miền Đông Nam bộ. Sâu đục<br />

thân mình hồng không những làm giảm năng suất mía trên đồng mà còn tạo ra các vết<br />

thương cơ giới là lỗ đục trên thân cây, nơi dễ dàng cho các loài vi sinh vật gây bệnh<br />

xâm nhập, phát triển, góp phần làm giảm chất lượng mía khi thu hoạch. Để phòng trừ<br />

các loại sâu đục thân mía nói chung và loài sâu đục thân mình hồng nói riêng, chúng<br />

tôi đã nghiên cứu khả năng chống chịu sâu hại của một số giống mía có triển vọng<br />

hiện đang trồng phổ biến ở vùng miền Đông Nam bộ. Bài viết này trình bày kết quả<br />

nghiên cứu tính chống chống chịu sâu Sesamia inferens Walker của một số giống mía.<br />

PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CÚU<br />

- Thí nghiệm trong chậu: Có 10 giống mía được dùng làm thí nghiệm. Mỗi<br />

giống trồng trong 3 chậu (tương đương 3 lần lặp lại). Các chậu được sắp xếp theo khối<br />

hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau trồng 2 tháng, chọn mỗi chậu 5 cây khoẻ để nhiễm sâu đục<br />

thân. Một cây được nhiễm 1 sâu non tuổi 3 (sâu có trọng lượng tương đương nhau) vào<br />

nách lá dương 3. Theo dõi tỷ lệ cây bị héo ngọn, số sâu sống và trọng lượng sâu non ở<br />

thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau khi nhiễm.<br />

- Thí nghiệm trong phòng: Mỗi giống mía chọn 13 đoạn thân, bóc sạch lá, dài 1<br />

m tính từ ngọn (mía ở 7 tháng tuổi), các đoạn mía này được đặt trên giá theo kiểu khối<br />

đầy đủ ngẫu nhiên. Mỗi đoạn tương ứng 1 lần nhắc lại. Chọn các sâu non tuổi 3 khoẻ<br />

(cùng trọng lượng) đem nhiễm vào lóng thứ 4 và 8 từ ngọn xuống (mỗi điểm 1 sâu).<br />

Sau nhiễm sâu 10 ngày tiến hành chẻ cây đánh giá mức độ gây hại.<br />

- Lấy mẫu bị hại của các giống để phân tích trong phòng thí nghiệm đánh giá<br />

mối tương quan giữa tỷ lệ xơ và tỷ lệ lóng bị hại của các giống.<br />

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />

1. Thí nghiệm chậu vại<br />

Kết quả theo dõi cho thấy sau khi nhiễm sâu 7 ngày, tỷ lệ ngọn héo của giống<br />

K84-200 đạt thấp nhất (58%). Giống VN84-4137 có tỷ lệ ngọn héo đạt 59,1%. Giống<br />

ROC16 có tỷ lệ này cao nhất và là 83,5%. Các giống còn lại có tỷ lệ ngọn bị héo do<br />

sâu đục thân mình hồng đạt loại trung bình (62,4 - 80,8%) (Bảng 1).<br />

Vào thời điểm 14 ngày sau khi nhiễm sâu, tỷ lệ ngọn bị héo của K84-200 vẫn là<br />

thấp nhất (68,7%), sau đó là tỷ lệ nõn héo của giống VN84-4137 (71,71%). Các giống<br />

ROC16, VN84-422, ROC10 có tỷ lệ ngọn héo đạt cao nhất và đạt 88,6% - 90,2%. Các<br />

giống còn lại có tỷ lệ ngọn héo đạt từ 73,1% đến 86,7% (Bảng 1).<br />

125

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!