10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 05/2000, trang 15-18<br />

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SÂU ĐỤC THÂN<br />

MÌNH HỒNG HẠI MÍA<br />

Nguyễn Đức Quang<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

Phạm Văn Lầm<br />

Viện Bảo vệ Thực vật<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát, hiện nay ít<br />

nhất có 6 loài sâu đục thân gây hại ở các tỉnh miền Đông Nam bộ. Hàng năm theo ước<br />

tính, nhóm sâu đục thân đã làm giảm từ 20-40% năng suất mía (Đỗ Ngọc Diệp và<br />

CTV, 1999).<br />

Trong các sâu đục thân hại mía, sâu đục thân mình hồng Sesamia inference<br />

Walker* (Lep: Noctuidae) là loại phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở<br />

vùng Đông Nam bộ (Rao và nnk, 1969; Nguyễn Đức Quang, 1997). Cho đến nay,<br />

những nghiên cứu về sâu đục thân mình hồng (SĐTMH) trên mía đã công bố còn rất<br />

hạn chế. Bài viết này cung cấp một số kết quả nghiên cứu về loài sâu này trên mía ở<br />

miền Đông Nam bộ.<br />

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

Các nghiên cứu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát từ<br />

năm 1997 đến 1999. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của SĐTMH được tiến hành<br />

theo phương pháp chung về nghiên cứu côn trùng trong phòng thí nghiệm.<br />

Các theo dõi về quy luật phát sinh, diễn biến số lượng của SĐTMH được tiến<br />

hành tại khu đồng mía của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát. Điều tra định kỳ<br />

trên 4 ruộng điển hình của khu đồng mía. Trên mỗi ruộng mía điều tra 5 điểm chéo<br />

góc tịnh tiến không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 mét dài của hàng mía, đếm tổng số cây<br />

mía, số cây bị hại, chẻ cây xác định số lượng sâu.<br />

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />

1. Đặc điểm gây hại của SĐTMH trên mía.<br />

Trứng được đẻ ở mặt trong của bẹ lá, nên sâu non mới nở tập trung thành từng<br />

đám và gây hại ở phía bên trong bẹ lá. Đến tuổi 2 hoặc tuổi 3 sâu non mới phát tán từ<br />

bẹ lá đục vào ngọn hoặc thân cây mía. SĐTMH gây hại triệu chứng héo đọt trên mía<br />

mầm và triệu chứng khô bẹ lá trên cây mía già. Sâu non thường đục vào các lóng giữa<br />

thân hoặc lóng có bẹ lá xanh dưới cùng. Có thể từ 1 đến vài chục con sâu non cùng<br />

gây hại trên 1 cây; khi thức ăn khan hiếm, sâu non mới phát tán chuyển sang cây bên<br />

cạnh gây hại. Trong 1 cây mía, sâu non có thể đục ăn trung bình qua 1-2 lóng, cây bị<br />

hại thường có nhiều phân vàng ướt đùn ra.<br />

2. Thời gian phát dục và vòng đời của SĐTMH trên mía<br />

Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Bến Cát, thời gian phát dục của trứng kéo<br />

dài trung bình 5,6 ngày (Bảng 2).<br />

121

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!