10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Báo cáo Hội nghị Côn trùng học toàn quốc Lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005, trang 363-366<br />

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN CÁC<br />

LOÀI THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU ĐỤC THÂN MÍA<br />

TS. Cao Anh Đương<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

GS.TS. Hà Quang Hùng<br />

Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Trong quy trình canh tác mía nói chung hiện nay ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình<br />

Dương và phụ cận, việc sử dụng từ 20-25 kg thuốc trừ sâu dạng hạt (phổ biến như thuốc<br />

Diaphos 10 H, Padan 4 H, Regent 0.3 G,…) bón lót xuống rãnh khi trồng thành yêu cầu<br />

không thể bỏ qua (Cao Anh Đương, 2003). Vì nếu không sử dụng thuốc bón lót khi<br />

trồng, hom mía giống sẽ bị các sâu hại dưới đất như mối, kiến tấn công gây hại, làm<br />

giảm mật độ cây, ảnh hưởng đến năng suất mía sau này (Đỗ Ngọc Diệp 2002). Mặt khác<br />

thuốc còn có tác dụng phòng trừ các loài sâu đục thân gây hại ở giai đoạn mọc mầm như<br />

sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân 4 vạch,… Để xác định được mức độ ảnh<br />

hưởng của các loại thuốc trừ sâu dạng khác nhau đang sử dụng phổ biến trong sản xuất<br />

mía đến các loài côn trùng ký sinh và thiên địch sâu đục thân mía, chúng tôi đã tiến hành<br />

bố trí thí nghiệm, tiến hành điều tra và thu được kết quả trình bày trong phạm vi báo cáo<br />

này.<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của việc bón lót thuốc trừ sâu dạng hạt<br />

Tiến hành điều tra theo phương pháp định kỳ 2 tháng 1 lần, điều tra trên ruộng<br />

mía tơ, cả trong vụ hè thu và đông xuân, liên tục qua 2 năm (2001 – 2002). Mỗi vụ<br />

điều tra trên 5 ruộng mía, cùng trồng giống VN84-4137, mỗi ruộng có diện tích > 0,5<br />

ha, tương ứng với 4 công thức có bón lót thuốc trừ sâu Diaphos 10 H, Marshal 5 G,<br />

Padan 4 H hoặc Regent 0.3 G và 1 công thức đối chứng không bón lót thuốc. Liều<br />

lượng sử dụng các loại thuốc trên đồng đều là 25 kg/ha. Trên mỗi ruộng mía, tiến hành<br />

điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, không cố định điểm, tịnh tiến không lặp<br />

lại, mỗi điểm điều tra 10 m 2 .<br />

Theo dõi và tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ trứng bị kí sinh trung bình (%), tỷ lệ sâu<br />

non bị kí sinh trung bình (%), tỷ lệ nhộng bị kí sinh trung bình (%) và mật độ bọ đuôi<br />

kìm Euborellia annulipes trung bình trên từng ruộng thí nghiệm.<br />

Kết quả thí nghiệm được xử lí thống kê so sánh theo kiểu Student - Newman -<br />

Keul’s Test ở mức xác suất tin cậy 95%.<br />

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu<br />

Thời gian thực hiện và phương pháp điều tra tương tự như thí nghiệm trên. Mỗi<br />

vụ mía điều tra trên 5 ruộng mía, tương ứng với 4 công thức có phun thuốc trừ sâu<br />

Diaphos 50 ND, Marchal 200 SC, Padan 95 SP, Regent 5 SC và 1 công thức đối chứng<br />

không phun thuốc.<br />

161

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!