10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

NGHIÊN CỨU LIỀU LƯỢNG, THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG CÁC HÓA CHẤT<br />

GÂY CHÍN GLYPHOSATE VÀ ETHREL CHO MÍA ĐẦU VỤ ÉP<br />

ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng<br />

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Cây mía là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở các tỉnh<br />

Nam bộ nước ta, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây mía phát triển, nhưng<br />

mía thu hoạch ở đầu vụ (từ tháng 9 đến tháng 10) có chữ đường khá thấp, không thuận<br />

lợi cho chế biến đường (tỷ lệ thu hồi 12 - 14 mía/đường). Nguyên nhân cơ bản là do<br />

thời gian này trùng với cuối mùa mưa, lượng mưa còn khá lớn (giao động từ 150 - 300<br />

mm/tháng), không thuận lợi cho quá trình chín của mía. Mặt khác, cơ cấu giống mía<br />

chín rải vụ ở nhiều vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến; chế độ bón phân và<br />

các biện pháp canh tác khác chưa hợp lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng mía<br />

thu hoạch đầu vụ ép. Việc tác động cho mía chín sớm sẽ góp phần kéo dài thời gian<br />

hoạt động của các nhà máy chế biến. Mía có chất lượng tốt, hiệu suất thu hồi đường<br />

cao hơn, chi phí vận chuyển và chế biến giảm.<br />

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất gây chín là một yêu cầu cấp thiết,<br />

nhằm kích thích quá trình chín và tăng chất lượng mía đầu vụ ép, góp phần nâng cao<br />

hiệu quả quá trình sản xuất mía và chế biến đường.<br />

Để giải quyết những nhu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên<br />

cứu liều lượng, thời điểm áp dụng các hóa chất gây chín Glyphosate và Ethrel cho mía<br />

đầu vụ ép"<br />

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

1. Vật liệu<br />

- Giống mía chín sớm: VN84-4137<br />

- Đất thí nghiệm: Đất xám bạc màu Bình Dương (Haplic Acrisols)<br />

- Hóa chất gây chín: Glyphosate (Lyphoxim 41SL); Ethrel (48% a.i.)<br />

2. Phương pháp nghiên cứu<br />

- Khảo nghiệm trên mía tơ vụ trồng cuối mưa năm 2005. Khảo nghiệm bao gồm<br />

5 công thức, bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần lặp lại, diện tích ô 60 m 2 . Sử<br />

dụng các hóa chất Glyphosate với liều lượng 0,30; 0,60 kg a.i./ha và Ethrel với liều<br />

lượng 0,96; 1,44kg a.i./ha phun cho mía và đối chứng phun nước lã.<br />

- Thời gian xử lý: 28/08/2006.<br />

- Chỉ tiêu theo dõi: sự biến đổi màu sắc lá, đánh giá chất lượng mía (Bx%;<br />

Pol%; F%; Rs%; AP% và CCS%) vào các thời điểm: sau khi phun 2; 4; 6 và 8 tuần.<br />

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />

1. Sự biến đổi hình thái<br />

Quan sát màu sắc của lá mía sau khi xử lý hóa chất nhằm đánh giá bằng cảm<br />

quan sự chín của mía. Kết quả theo dõi như sau:<br />

175

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!