10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ CHẾ PHẨM<br />

PHÂN BÓN LÁ ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT VÀ<br />

CHẤT LƯỢNG MÍA ÉP ĐẦU VỤ<br />

ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng<br />

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Vùng mía Nam bộ chiếm tỷ trọng diện tích lớn (52,1% diện tích mía cả nước),<br />

có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây mía phát triển, nhưng mía thu hoạch ở<br />

đầu vụ (từ tháng 9 đến tháng 11) có chữ đường khá thấp, không thuận lợi cho chế biến<br />

đường (tỷ lệ thu hồi 12 - 14 mía/đường). Nguyên nhân cơ bản là do thời gian này trùng<br />

với cuối mùa mưa, lượng mưa còn khá lớn (giao động từ 150 - 300 mm/tháng), không<br />

thuận lợi cho quá trình chín của mía.<br />

Để nâng cao năng suất và chất lượng mía ép đầu vụ cần xây dựng qui trình<br />

thâm canh tổng hợp (giống chín sớm; chế độ bón phân phù hợp; sử dụng các chất điều<br />

hòa sinh trưởng…) là một yêu cầu cấp thiết, nhằm kích thích quá trình sinh trưởng,<br />

phát triển và sự chín của mía đầu vụ ép, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mía và<br />

chế biến đường.<br />

Để giải quyết những nhu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh<br />

hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và chế phẩm phân bón lá đối với năng suất và<br />

chất lượng mía ép đầu vụ“<br />

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

1. Vật liệu<br />

- Giống mía: VN84-4137<br />

- Đất thí nghiệm: Đất xám bạc màu (Bình Dương)<br />

- Chế phẩm phân bón: K-Humate; Phân bón lá NPK Grow more; GA 3<br />

2. Nội dung và phương pháp<br />

Thí nghiệm bao gồm 6 công thức, bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần<br />

lặp lại, diện tích ô 60 m 2 (4 hàng x 1,2 m x 12,5 m). Theo dõi trên vụ mía tơ trồng vụ<br />

cuối mưa 2005 trên vùng đất gò đồi - đất xám bạc màu ở Bình Dương.<br />

+ CT 1: Đối chứng (phun nước lã).<br />

+ CT 2: Phun K-Humate với liều lượng 2,0 lít/ha/lần phun.<br />

+ CT 3: Phun NPK Grow more (30-10-10) với liều lượng 1,5 kg/ha/lần phun.<br />

+ CT 4: Phun GA 3 với liều lượng 27 gr/ha/lần phun.<br />

+ CT 5: Phun K-Humate với liều lượng 2,0 lít/ha/lần phun kết hợp với GA 3 với<br />

liều lượng 27 gr/ha/lần phun. Phun nhắc lại 1 tuần sau khi phun đợt 1<br />

+ CT 6: Phun NPK Grow more (30-10-10) với liều lượng 1,5 kg/ha/lần phun<br />

kết hợp với GA 3 với liều lượng 27 gr/ha/lần phun. Phun nhắc lại 1 tuần sau khi phun<br />

đợt 1<br />

- Thời gian phun: Cuối tháng 6 đầu tháng 7 khi mía bắt đầu vươn lóng mạnh<br />

- Chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá năng suất và chất lượng mía lúc thu hoạch (Bx%;<br />

Pol%; F%; Rs%; AP% và CCS%).<br />

- Xử lý các số liệu thu được bằng trắc nghiệm F trên các chương trình Excell,<br />

Stagraphic 7.0.<br />

171

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!