10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 2/2001, trang 3-7.<br />

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN VÒNG ĐỜI SÂU<br />

ĐỤC THÂN MÍA 4 VẠCH<br />

Đỗ Ngọc Diệp<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Sâu đục thân mía 4 vạch (Chilo sacchariphagus Bojer (Pyralidea –<br />

Leppidoptera) được W. Bojer phát hiện và định danh vào năm 1856 [2]. Ngoài tên gọi<br />

trên nó còn có các tên gọi khác như Borer saccharellus Guenée (1862) [4]. Chilo<br />

mauriciellus Warker (1863) [7], Diatrea striatalis Snellen (1890) [6], Proceras<br />

venosatus Bojer (Kapur, 1950) [5]… phạm vi phân bố, gây hại của nó tập trung chủ<br />

yếu mở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malayxia…và các nước ở<br />

khu vực Ấn Độ Dương như Mauritús, Madagasca, Rénion…[8]. Ở Việt Nam nó là một<br />

trong 3 loài sâu hại mía chủ yếu [1]. Trong 2 năm 1999 và 2000, theo kết quả điều tra<br />

của Viện Nghiên cứu mía đường Bến Cát, tỷ lệ cây bị đục do loài này gây nên ở các<br />

tỉnh miền Đông Nam Bộ đã lên tới 11,51 % tổng số cây điều tra so với 22,74 tồng số<br />

cây điều tra bị đục do nhóm sâu đục thân, tức chiếm hơn 50% tổng số cây bị đục do<br />

nhóm sâu đục thân [1]. Điều này cho thấy cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn nữa về<br />

đặc điểm sinh học của loài sâu hại mía nguy hiểm này để có cơ sở vững chắc cho việc<br />

đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao hơn.<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />

Ngài trưởng thành sau khi vũ hóa được cho vào lồng ghép đôi giao phối có hình<br />

khối vuông bao bằng lưới nhựa 0,1 mm, kích thước mỗi chiều là 0,8 m. lồng ghép đôi<br />

giao phối được nối thông với một quạt gió có công suất thổi 0,5 m 3 /giây. Sau khi cho<br />

ghép đôi giao phối, ngài cái được tách riêng ra cho vào ống đẻ trứng bằng nhựa hình<br />

trụ tròn, bịt lưới 1 đầu, đầu còn lại bịt vải thưa, trong lòng ống có lót một miếng giấy<br />

sáp mỏng cho ngài đẻ trứng. Sau khi ngài đẻ trứng lên tấm giấy sáp, tiến hành lấy ra,<br />

cất riêng từng ổ nhiễm lên từng hộp thức ăn, theo dõi thời gian phát dục pha trứng ở 6<br />

nhiệt độ là: 15, 17, 20, 25, 30 và 35 o C. Thức ăn nhân tạo dùng để nuôi sâu được trộn<br />

theo công thức sau:<br />

- Nước cất: 1600 ml<br />

- Agar agar: 20 g<br />

- Bột ngô mịn: 90 g<br />

- Bột thân cây mía: 90 g<br />

- Men bia: 75 g<br />

- Bột mầm lúa mì: 70 g<br />

- Axít ascorbic: 25 g<br />

- Methyl hydroxy-4 benzoate: 3 g<br />

- Axit sorbic: 2 g<br />

- Ampicilline: 0,5 g (viên nhộng)<br />

Thức ăn sau khi trộn được cho vào các hộp nhựa hình trụ tròn có kích thước tăng<br />

dần theo tuổi sâu non. Sâu non tuổi 1 mới nở được nuôi tập thể trong hộp nhựa có<br />

đường kính 4 cm, cao 2 cm. sau khi sâu non lột xác sang tuổi 2 thì tiến hành tách riêng<br />

96

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!