10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC MÍA<br />

GỐC BAN ĐẦU CHO CÂY MÍA Ở ĐÔNG NAM BỘ<br />

TS. Đỗ Ngọc Diệp, ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mía được trồng trên những vùng đất<br />

bán khô hạn Việt Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nói riêng, trong nhiều năm<br />

qua cho năng suất thu hoạch khá thấp, chưa khai thác hết tiềm năng năng suất của các<br />

giống mía. Một trong những nguyên nhân hạn chế chủ yếu là trong các tháng mùa khô,<br />

cây mía bị thiếu hụt nước trầm trọng.<br />

Mía vụ gốc chiếm hơn 70% diện tích canh tác mía. Trong khi đó, nguồn ngọn,<br />

lá mía hầu như không được sử dụng lại mà hoàn toàn bị đốt bỏ sau khi thu hoạch mía<br />

vụ trước. Biện pháp này không những làm mất đi một lượng hữu cơ đáng kể bồi dưỡng<br />

độ phì đất, mà còn góp phần làm cho canh tác mía ở những vùng khô hạn trở nên thiếu<br />

tính bền vững.<br />

Vùi, tủ ngọn, lá mía là biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi ở các vùng<br />

trồng mía trên thế giới. So với đốt lá, tủ lá làm tăng năng suất mía trung bình 5 - 10<br />

tấn/ha. Đối với những vùng có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước tưới<br />

khan hiếm, ruộng mía được tủ lá, chu kỳ tưới có thể được kéo dài đến 15 - 20 ngày so<br />

với 8 - 10 ngày ở ruộng không tủ lá (Mohan Naidu và Arulraj, 1987). Ngoài ra, ngọn<br />

lá mía khô có chứa 1,0 - 1,5% N; 0,005 - 0,02% P 2 O 5 và 1,5 - 1,8% K 2 O cũng là<br />

nguồn cung cấp dinh dưỡng cho mía (Singh, 1987). Vùi lá kết hợp với các biện pháp<br />

canh tác tối thiểu, giá thành sản xuất mía thấp hơn so với hệ thống canh tác thông<br />

thường (Smith và cộng sự, 1985). Điều này đã mở ra một hướng chiến lược mới trong<br />

việc quản lý và sử dụng nguồn ngọn, lá mía sau thu hoạch vụ mía trước. Việc sử dụng<br />

hợp lý nguồn ngọn, lá mía sau thu hoạch vụ mía trước đang trở nên hết sức cấp thiết,<br />

nhất là những vùng mía canh tác hoàn toàn nhờ nước trời. Tuy nhiên, diện tích mía<br />

hàng năm ở nước ta phân bố chủ yếu ở những vùng bán khô hạn (trên 75% diện tích<br />

trồng mía cả nước) hiện thời đang được canh tác manh mún, diện tích lô thửa nhỏ lẻ,<br />

địa hình phức tạp, dốc nhiều chiều, nguy cơ cháy lan trong mùa khô là rất lớn. Giải<br />

pháp nào có thể giúp người trồng mía sử dụng hợp lý nguồn ngọn, lá mía sau khi thu<br />

hoạch vụ mía trước ?<br />

Trước những yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất mía trong vùng, chúng tôi<br />

thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía gốc ban đầu<br />

cho cây mía ở Đông Nam bộ”.<br />

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

1. Địa điểm và thời gian thực hiện<br />

- Địa điểm: Vùng đất xám bạc màu ở Bến Cát, Bình Dương.<br />

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2004.<br />

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />

Khảo nghiệm áp dụng cho vụ mía gốc 1 trên giống mía VN85-1427. Khảo<br />

nghiệm gồm 3 nghiệm thức và được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên<br />

(RCBD), lặp lại 4 lần, diện tích ô khảo nghiệm:100 m 2 .<br />

189

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!