10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

với khoảng cách hàng trồng 1,2 m (năng suất thu hoạch trung bình tương ứng chỉ đạt<br />

90,1 tấn/ha) ở mức xác suất P 0,05 .<br />

Các kiểu đặt hom trồng không cho sự khác biệt về năng suất mía thu hoạch ở<br />

mức xác suất P 0,05 .<br />

Kết quả phân tích tương quan cho thấy khoảng cách hàng và năng suất mía thu<br />

hoạch có tương quan chặt theo hàm hồi qui phi tuyến tính:<br />

y = -234,17x 2 + 448,33x - 125,07; R=0,947; P < 0,00 (vụ mía tơ);<br />

y = -240,42x 2 + 473,42x - 151,1; R=0,9634; P < 0,000 (vụ mía gốc).<br />

Xuất phát từ sự tương quan giữa khoảng cách hàng trồng (x) và năng suất mía<br />

thu hoạch (y); dựa vào hàm sản xuất IRR, cho phép tìm được khoảng cách hàng trồng<br />

cho năng suất tối đa trên vụ mía tơ là 96 cm; trên vụ mía gốc cũng cho kết quả tương<br />

tự là: 98 cm. Như vậy, khoảng cách hàng trồng cho năng suất thu hoạch tối đa trên vụ<br />

trồng đông xuân là 96 - 98 cm.<br />

Hiệu quả kinh tế của loại khoảng cách hàng trồng 1,0 m đạt cao nhất (lợi nhuận<br />

thuần đạt 21,164 triệu/ha/vụ), cao hơn đáng kể so với khoảng cách hàng trồng 0,8 m<br />

và 1,2 m (lợi nhuận thuần đạt tương ứng 18,289 triệu đồng/ha/vụ và 17,537 triệu<br />

đồng/ha/vụ ). Trong khi đó, các kiểu đặt hom trồng không sai khác nhiều về hiệu quả<br />

kinh tế.<br />

Điều này cho thấy, khoảng cách hàng trồng 1,0 m thích hợp nhất cho cây mía ở<br />

vùng Đông Nam bộ trong điều kiện tưới nhờ nước trời (điều kiện bán khô hạn).<br />

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />

Kết quả đánh giá khảo nghiệm ở 3 vùng trồng mía trọng điểm Đông Nam bộ,<br />

Tây Nam bộ và Tây Nguyên trên 2 vụ trồng mía tơ và mía vụ gốc 1, chúng tôi rút ra<br />

các kết luận sau:<br />

- Khoảng cách hàng trồng thích hợp cho cây mía trên vùng đất phèn nhiễm mặn<br />

Hậu Giang; vùng đất xám cát Đắk Lắk và vùng đất xám bạc màu Bình Dương là 1,0<br />

m; kiểu đặt hom không ảnh hưởng nhiều đến năng suất thu hoạch và lợi nhuận.<br />

- Đề nghị bố trí các mô hình trình diễn về khoảng cách hàng trồng thích hợp đã<br />

kết luận cho các giống trong cơ cấu giống chín rãi vụ của từng vùng, làm bằng chứng<br />

khách quan sinh động phục vụ cho công tác tập huấn, hội thảo đầu bờ nhằm giúp<br />

người dân trồng mía trồng vùng nhanh chóng áp dụng kỹ thuật thâm canh ( đặc biệt<br />

trên các giống mía mới triển vọng của vùng).<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

1. Đỗ Ngọc Diệp (2000). Tình hình sử dụng phân bón cho cây mía ở Việt Nam, Hội nghị mía<br />

đường toàn quốc, Hà Nội, tháng 8/2000.<br />

2. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Châu (1998). Qui trình theo dõi các khảo nghiệm đồng<br />

ruộng, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Mía Đường.<br />

3. Bùi Đình Dinh (1995). Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng và chiến lược quản<br />

lý dinh dưỡng để phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đề tài KN-01-01, Viện Thổ<br />

nhưỡng - Nông hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội, trang 5-32.<br />

4. Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây Mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà<br />

Nội.<br />

5. Nguyễn Huy Ước (1999). Cây mía và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ<br />

Chí Minh.<br />

187

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!