10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Người khởi xướng tìm ra mảnh đất để xây dựng Trạm Mía là Giáo sư Vũ Công<br />

Hậu, anh Trần Văn Sỏi nguyên là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Phan Thanh Kiếm<br />

(Viện Cây công nghiệp).<br />

Người thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé ký giao đất là nguyên Chủ tịch<br />

tỉnh ông Trần Ngọc Khanh (lúc đó là Phó Chủ tịch) với diện tích ban đầu là 250 ha.<br />

Nơi đây được gọi là vùng “Tam giác sắt” có vị trí chiến lược quan trọng trong<br />

việc khống chế tuyến phòng thủ bảo vệ Sài Gòn và sân bay quân sự Lai Khê – Bến<br />

Cát. Nơi đây, khi chúng tôi đến hầu hết là rừng chồi, cỏ Mỹ, đầy rẫy những di tích của<br />

chiến tranh còn sót lại: hố bom, đường hầm hào, bom đạn, quân nhu,… dân cư hai bên<br />

đường thì rất thưa thớt.<br />

Trong một thời gian 6 tháng ở Viện MĐNB, đến ngày 5-5 -1977, tất cả chúng<br />

tôi chuyển lên Tây Nam ở chính thức (trước đây thường mình tôi đi lại).<br />

Căn nhà đầu tiên<br />

Để có nơi ở ổn định, ngay những ngày đầu chúng tôi đã liên hệ và được UBND<br />

tỉnh Sông Bé cấp cho 20 m 3 gỗ tròn trong hai đợt lấy ở Trại cưa Bình Long và lần sau<br />

nhận tại Trại cưa Bù Đốp - Lộc Ninh và hàng trăm cây lồ ô để về dựng nhà ở. Tất cả<br />

những khối gỗ đó có công đầu rất lớn của Trần Văn Lý (nguyên Trưởng Phòng Quản lí<br />

Nông lâm tỉnh Sông Bé). Một kỷ niệm khó quyên và có phần may mắn vì sau chuyến<br />

chở gỗ về, toàn bộ khu xưởng cưa nơi chúng tôi vừa nhận gỗ ở Bù Đốp đã bị tàn quân<br />

Pôl-Pốt Campuchia tập kích gây thiệt hại nhiều tính mạng.<br />

Trong một thời gian ngắn, 2 căn nhà đã được dựng lên cho anh em ở và có nơi<br />

cho đoàn khảo sát thiết kế Bộ Nông nghiệp do anh Bật phụ trách tá túc làm việc là cả<br />

một cố gắng phi thường. Có nhà ở và nơi làm việc, mọi công việc trở nên chủ động<br />

thoải mái.<br />

Tự thi công<br />

Trên đời có ai “ngờ” đâu Trạm Mía được Bộ Công nghiệp thực phẩm ủy quyền<br />

cho phép tự thi công công trình, hầu hết các công trình kiến trúc hiện nay là do thời<br />

gian đó thực hiện, tất cả mọi thứ, thượng vàng hạ cám, từ lo vật liệu đến tổ chức thuê<br />

thợ thi công do Ban kiến thiết cơ bản đảm nhận với tinh thần hết sức lạc quan và vô tư<br />

gồm có: Phan Thành Nguyên (nguyên là giáo viên Anh văn trước đây), Nguyễn Anh<br />

Kiệt, Nguyễn Văn Lê và tôi là Trưởng ban không quản ngày đêm tự lo bốc xếp vật<br />

liệu, lo mọi công việc từ A đến Z. Đến nay, hầu hết các công trình chúng tôi tham gia<br />

xây dựng nên vẫn được sử dụng, tuy mộc mạc thô sơ, nhưng chất lượng vẫn đảm bảo.<br />

Chuyện tại sao ta được phép tự thi công?, đó là cả một đề tài dài trước đây do<br />

Công ty xây dựng của Bộ chủ quản Công nghiệp thực phẩm do anh Nguyễn Văn Châu<br />

làm Giám đốc được chỉ định cử thi công, nhưng mới làm dở dang khu nhà Hành chính<br />

bây giờ đã phải bỏ dở công trình do tiến độ cung cấp vật liệu thời bao cấp trì trệ, địa<br />

điểm xây dựng lại cách xa thành phố, đường xá đi lại khó khăn,… và nhiều lý do khác.<br />

Đơn vị chủ quản<br />

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường ngày nay đã trải qua nhiều thời<br />

kỳ trực thuộc, với nhiều đơn vị chủ quản khác nhau như:<br />

- Từ năm 1977 – 1978: Trực thuộc Viện Cây công nghiệp (Bộ Nông nghiệp),<br />

do cố GS. Vũ Công Hậu làm Viện trưởng.<br />

10

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!