10.09.2015 Views

TUYEÅN TAÄP

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

tuyeån taäp - CHUYÊN TRANG GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG MÍA TỐT ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Báo cáo Hội nghị Côn trùng học toàn quốc Lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005, trang 315-320<br />

SỰ PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI CỦA CÁC LOÀI SÂU ĐỤC THÂN MÍA<br />

Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ<br />

TS. Đỗ Ngọc Diệp<br />

Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát<br />

GS.TS. Nguyễn Viết Tùng, PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm<br />

Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Theo kết quả điều tra của các tác giả như Đỗ Ngọc Diệp và CTV (1987), Vũ<br />

Hữu Hạnh và CTV (1995), Nguyễn Huy Ước (1997), Cao Anh Đương (1998), Viện<br />

Nghiên cứu Mía Đường (2001),... nhóm sâu đục thân mía ở miền Đông Nam bộ có tới<br />

7 loài, trong đó có 6 loài phổ biến. Theo đánh giá của Nguyễn Huy Ước (1994), hàng<br />

năm, thiệt hại do nhóm sâu đục thân gây ra ở miền Đông Nam bộ lên tới 20% năng<br />

suất mía.<br />

Qua điều tra, theo dõi từ năm 1997 - 2002, chúng tôi xác định được quy luật<br />

phát sinh và gây hại của 6 loài sâu đục thân mía phổ biến ở miền Đông Nam bộ là: Sâu<br />

đục thân mình hồng Sesamia sp. (SMH), sâu đục thân mình tím Phragmataecia<br />

castaneae (SMT), sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus (S4V), sâu đục thân 5<br />

vạch Chilo infuscatellus (S5V), sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana (SMV)<br />

và sâu đục ngọn Scirpophaga nivella (SĐN).<br />

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

Điều tra diễn biến tỷ lệ cây bị hại theo dõi thời gian sinh trưởng<br />

Chúng tôi đã tiến hành điều tra diễn biến tỷ lệ cây bị các loài sâu đục thân gây<br />

hại theo thời gian sinh trưởng của cây mía tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát,<br />

Bình Dương. Ở mỗi thời vụ trồng mía (hè thu hoặc đông xuân), chúng tôi tiến hành<br />

điều tra trên 4 ruộng, mỗi ruộng có diện tích > 2 ha, tương ứng trồng 4 giống mía phổ<br />

biến trong vùng là VN84-4137, VĐ79-177, ROC10 và ROC16. Điều tra theo kiểu định<br />

kỳ 7 ngày/1 lần kể từ sau khi mía mọc mầm hoặc tái sinh cho đến khi thu hoạch. Trên<br />

mỗi ruộng giống (mỗi giống mía), tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo<br />

góc, không cố định điểm, tịnh tiến không lặp lại, mỗi điểm điều tra 5 mét dài hàng<br />

mía. Trên mỗi điểm điều tra, tiến hành theo dõi và ghi lại các chỉ tiêu như tổng cây<br />

điều tra, số cây mỗi loài gây hại, số lượng sâu non và nhộng của mỗi loài,... Điều tra<br />

liên tục trong một chu kỳ mía (3 vụ = 36 tháng) cho mỗi thời vụ trồng (hè thu hoặc<br />

đông xuân), từ đó xác định được diễn biến tỷ lệ cây bị hại trung bình của mỗi loài theo<br />

thời gian sinh trưởng của cây mía.<br />

Điều tra mức độ ảnh hưởng của sâu đục thân đến năng suất và chất lượng mía<br />

nguyên liệu<br />

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu trên mía nguyên liệu sau khi thu hoạch 1 ngày,<br />

trước khi vận chuyển về nhà máy đường. Mỗi mẫu 1 cây, rút ngẫu nhiên từ các xe chở<br />

mía (mỗi xe rút 5 cây), các giống mía lấy mẫu gồm VN 84-4137, ROC10, ROC16 và<br />

VĐ79-177. Lấy cả trên mía nguyên liệu vụ đông xuân và hè thu. Mẫu sau khi lấy được<br />

109

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!