04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

như mục đích. Đấy là lý do tại sao giết người vi phạm mệnh lệnh tuyệt đối.

Với Kant, tự tử vi phạm mệnh lệnh tuyệt đối hệt như giết người. Nếu tôi kết

thúc cuộc sống của tôi để thoát khỏi tình trạng đau đớn, tôi sử dụng bản thân

mình như phương tiện để làm giảm nỗi khổ của chính mình. Tuy nhiên, như

Kant nhắc nhở chúng ta, người không phải là đồ vật, “không phải thứ gì đó

chỉ để được sử dụng như phương tiện”. Tôi không có quyền tước đoạt đi

mạng sống của chính bản thân tôi hay của người khác. Đối với Kant, tự tử và

giết người là sai với cùng lý do. Cả hai đều xem người là đồ vật, và không

tôn trọng con người như một mục đích tự thân.

Ví dụ tự sát đưa ra một đặc tính của điều mà Kant coi là nghĩa vụ tôn trọng

đồng loại của con người. Đối với Kant, tự trọng và tôn trọng người khác đến

từ cùng một nguyên tắc. Chúng ta ai cũng có nghĩa vụ tôn trọng này do con

người có lý trí, là sinh vật mang nhân tính. Điều này không có quan hệ gì với

việc người đó là ai.

Có một sự khác biệt giữa tôn trọng và các dạng tình cảm khác của con người.

Tình yêu, sự cảm thông, tình đoàn kết, và đồng cảm là các tình cảm kéo

chúng ta đến gần một số người hơn những người khác. Nhưng lý do chúng ta

phải tôn trọng phẩm giá loài người không liên quan gì đến tất cả những tình

cảm trên. Tôn trọng kiểu Kant không giống tình yêu, sự cảm thông, tính

đoàn kết hay sự đồng cảm, Sự quan tâm tới người khác vì những tình cảm

trên liên quan đến một con người cụ thể nào đó. Chúng ta yêu thương người

bạn đời và các thành viên trong gia đình mình. Chúng ta cảm thông với

những người mình quen biết. Chúng ta đoàn kết với bạn bè và đồng chí của

mình.

Nhưng tôn trọng kiểu Kant là tôn trọng nhân loại nói chung, vì khả năng lý

trí giống hệt nhau bên trong tất cả con người. Điều này giải thích tại sao vi

phạm với chính tôi cũng đáng bị phản đối như vi phạm với người khác. Nó

cũng giải thích tại sao các nguyên tắc tôn trọng kiểu Kant thích hợp với các

học thuyết về quyền con người. Với Kant, công lý đòi hỏi chúng ta bảo vệ

quyền con người của tất cả mọi người, bất kể họ sống ở đâu hay mức độ

chúng ta quen biết họ, đơn giản chỉ vì họ là con người, có lý trí, và vì thế

đáng được tôn trọng.

Đạo đức và tự do

Chúng ta bây giờ có thể thấy cách Kant kết nối đạo đức với tự do. Hành

động có đạo đức là hành động vì nghĩa vụ - vì lợi ích của quy tắc đạo đức.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!